Ngày 1/12, Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025” tổ chức Hội thảo “Công bố Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp”. Đây là chương trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Dự án Thúc đẩy cải cách và Nâng cao năng lực kết nối cho DNNVV (LinkSME) thực hiện.
Số hóa sản xuất là một quy trình đòi hỏi đầu tư nhiều tiền của, công sức |
Là một trong 2 doanh nghiệp đầu tiên tham gia chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”, ông Lê Duy Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Xuân Hòa cho biết, khi dịch COVID-19 xảy ra, chuyển đổi số giúp công ty thích ứng nhanh với mô hình làm việc mới, gia tăng hiệu quả làm việc và duy trì được sức cạnh tranh khi công ty cung ứng dịch vụ trên toàn quốc và các thị trường quốc tế.
Nhấn mạnh hướng tới nhà máy thông minh là chiến lược lâu dài, ông Lê Duy Anh chia sẻ: Công ty cũng đã nghiên cứu, tham khảo nhiều mô hình giải pháp phần mềm của các công ty khác cùng ngành, nhưng thất bại, điều đó khiến chúng tôi rất băn khoăn trong việc quyết định chuyển đổi số, và nên chuyển đổi như thế nào. Các chuyên gia tư vấn đã đưa ra những thông tin, kinh nghiệm trả lời giúp chúng tôi biết phương hướng, bài toán cần giải quyết để lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp trong bối cảnh có nhiều loại sản phẩm, có độ tùy biến cao, danh mục nguyên vật liệu phức tạp. Chúng tôi có thể ứng dụng chuyển đổi số trong công đoạn thiết kế, quản lý nguyên vật liệu trước, chuyển đổi số một phần trước khi chuyển đổi số toàn diện nhà máy.
Khác biệt với các chương trình chuyển đổi số khác, chương trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều phối chọn cách đi bền vững, chắc rễ - bền gốc. Theo kế hoạch, Chương trình sẽ chọn ra 100 doanh nghiệp điển hình thành công thuộc 10 ngành hàng sản xuất tiêu biểu để làm mẫu cho gần 100 nghìn doanh nghiệp còn lại. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tiên được chọn lọc phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất để các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng làm hình mẫu, áp dụng quy trình chuyển đổi số.
Nhìn lại hành trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp, ông Lê Quý Khả, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Cơ điện Tomeco chia sẻ: “Chúng tôi phải xây dựng tầm nhìn dài hạn, sau đó thực hiện theo từng giai đoạn. Để chuyển đổi số, việc xây dựng “con người chuyển đổi số” là yếu tố tiên quyết và cũng khó khăn, nan giải nhất. Tiếp theo là giải pháp bảo mật khi toàn bộ quy trình, vận hành được số hóa. Thứ ba là vấn nạn bản quyền”.
Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết: “Hiện nay, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn trong lĩnh vực sản xuất đang gặp nhiều khó khăn trong xác định chuyển đổi số từ đâu, triển khai như thế nào và lựa chọn giải pháp nào là phù hợp. Thông thường, những công việc này cần đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm cả về kinh doanh và công nghệ để giúp các doanh nghiệp triển khai. Tuy nhiên, với hạn chế về nguồn lực tài chính và chuyên môn, các DNNVV gặp nhiều khó khăn, thách thức để xây dựng Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình.
“Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết bài toán này. Đội ngũ chuyên gia của Chương trình đã được qua sàng lọc, tuyển chọn sẽ làm việc, đồng hành cùng doanh nghiệp để xây dựng Lộ trình chuyển đổi số, phù hợp với thực trạng, ngành nghề, mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp có được bức tranh tổng thể, một chiến lược dài hạn và có đầy đủ thông tin cần triển khai những công việc nào, lựa chọn những giải pháp công nghệ nào để đạt được mục tiêu chuyển đổi số trong quản trị, trong kinh doanh và chuyển đổi số toàn diện”, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp đánh giá.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện. Chương trình hướng tới mục tiêu đến năm 2025 (i) 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; (ii) Tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; (iii) Tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; (iv) Thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.ội dung |
L.Bằng
'Một số nơi cứ đưa PowerPoint lên rồi gọi đó là chuyển đổi số'
Đó là một trong những bất cập được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẳng thắn chỉ ra tại tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp đào tạo trực tuyến đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”.