Bầu Đức làm cà phê

Tâm sự về cuộc chơi mới này, bầu Đức cho biết mình vốn không biết uống cà phê, mặc dù đây đang là loại thức uống không thể thiếu mỗi ngày của phần lớn người Việt. Sự việc thay đổi cho đến khi được hai người bạn là bầu Hải và bầu Thắng kêu gọi với sứ mệnh xây dựng một thương hiệu hoàn toàn Việt Nam, và phục vụ cho tất cả người Việt Nam, từ người giàu ở thành thị đến người thu nhập thấp ở nông thôn, ai cũng có thể sử dụng được.

"Tôi hỏi: Thế hai ông làm thiệt hay làm chơi. Làm thiệt thì tôi mới làm. Cả cuộc đời tôi, tôi theo đuổi hai thứ: Sạch và Thật. Sạch như tôi đã làm với bóng đá. Còn kinh doanh thì phải thật. Cà phê cần như vậy, phải là cà phê thật. Hai ông bạn cam kết làm thật, và tôi làm", bầu Đức nhớ lại.

{keywords}
Đại gia Việt đua nhau làm chuỗi cà phê

Như vậy, theo bầu Đức thương hiệu Ông Bầu sẽ làm cà phê sạch, từ lúc trồng, thu hoạch cho đến chế biến tới người tiêu dùng. "Bây giờ thì tôi đã bắt đầu tập uống cà phê và tự tin uống rất ngon. Tôi khẳng định chúng tôi làm cà phê thật và rất minh bạch. Nếu ai đi kiểm nghiệm, phát hiện cà phê Ông Bầu dỏm thì tìm ông Đức chửi", bầu Đức tuyên bố.

Vợ đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn thôi kinh doanh hàng hiệu

Bà Lê Hồng Thủy Tiên, vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã rời vị trí hội đồng quản trị.

Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) mới đây đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Đại hội đã thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên Hội đồng quản trị, là bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Nguyễn Nam Tiến.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên là vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Sasco. Bà Tiên hiện là Tổng giám đốc của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), đơn vị sở hữu gần 25% vốn tại Sasco.

Sau nhiều năm liền lãi hàng trăm tỷ đồng, dịch bệnh Covid-19 khiến Sasco chỉ đặt kế hoạch lãi 23 tỷ đồng năm 2020. Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, trong cuộc đời 50 năm chinh chiến của ông, đây là dịch bệnh khủng khiếp nhất.

Ông cho rằng việc mở cửa lại thị trường quốc tế sẽ rất khó và phải chờ đến khi có vaccine. Như vậy, mảng ga quốc tế của Sasco sẽ không có doanh thu trong khi vẫn phát sinh chi phí. Đồng thời, lực cầu từ khách nội địa cũng không được như trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19.

{keywords}
Bà Lê Hồng Thủy Tiên, vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Ông Nguyễn Bá Dương rút khỏi HĐQT Ricons

Ông Nguyễn Bá Dương vừa có đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT Ricons với lý do bận một số việc cá nhân. Trong đơn từ nhiệm, ông Dương cho rằng mình không thể hoàn thành tốt vai trò Thành viên HĐQT tại Ricons nên mong HĐQT chấp thuận và lựa chọn người thay thế. Đơn từ nhiệm được viết vào ngày 22/6.

Về phía Coteccons, thông tin đáng chú ý mới nhất là Tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Công và ông Trần Quyết Thắng từ nhiệm Thành viên HĐQT, nhường chỗ cho đại diện The8th và Kusto.

Cả ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công đều là Thành viên HĐQT Ricons. Như vậy, ông Dương rút khỏi Ricons và làm Chủ tịch HĐQT Coteccons. Còn ông Nguyễn Sỹ Công rút khỏi HĐQT Coteccons và hiện còn là Thành viên HĐQT Ricons.

Những chủ đầu tư của Ecopark

Hiện Chủ tịch HĐQT của Ecopark là ông Lương Xuân Hà, Tổng giám đốc là ông Trần Quốc Việt. Nguyên Tổng giám đốc của Ecopark là ông Đào Ngọc Thanh, hiện đang là Chủ tịch của Vinaconex và Chủ tịch CTCP Tập đoàn Cotana. 

Chủ tịch Ecopark Lương Xuân Hà không trực tiếp nắm giữ cổ phần nhưng ông Hà cùng vợ, bà Đặng Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Ecopark là cổ đông chính của Duy Nghĩa, Phụng Thiên, Đầu tư và Phát triển DB - 3 cổ đông lớn nhất nắm giữ 68% cổ phần của Ecopark.

Sau hơn 15 năm phát triển, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thay đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Ecopark, ngoài đầu tư bất động sản còn đầu tư đa ngành vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, du lịch, vui chơi giải trí.

{keywords}
Doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng gặp khó

DN bà Nguyễn Thanh Phượng đối mặt 1 năm 'bỏ đi'

CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC (VCI) của chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cho biết, khả năng doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 550 tỷ đồng trong năm 2020 là rất cao. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch cho 3 năm tới thì 2020 được xem là một năm bỏ đi vì lợi nhuận không đáng kể so với tiềm năng của công ty.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận 2020 dự báo sẽ thấp là bởi đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp không thực hiện được các dự án của ngân hàng đầu tư với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD.

Ông Tô Hải, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Chứng khoán Bản Việt cho biết, nếu như không có dịch Covid xảy ra thì VCI sẽ chốt được một deal (thương vụ) trị giá 1,5 tỷ USD, tương đương 70% của giao dịch.

Theo ông Hải, nhưng do dịch cho nên tiến độ bị chậm lại và vẫn chưa biết tới cuối năm Chứng khoán Bản Việt có hoàn thành được thương vụ đó hay không. Khả năng VCI hoàn thành deal này khoảng 40%.

Tuy nhiên, ông Tô Hải khẳng định, thương vụ này sẽ được hoàn thành trong tương lai, có thể là năm sau. Cũng theo đại diện của Bản Việt, phí của mảng ngân hàng đầu tư trung bình thường là 1,5-2% tổng giá trị thương vụ.

Bào An