- Các DN ngành khai khoáng đã có phản ứng quyết liệt trước dự kiến tăng thuế tài nguyên. Tranh luận gay gắt đã diễn ra giữa các DN ngành khai khoáng và đại diện Bộ Tài chính, tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị quyết về thuế suất thuế tài nguyên tổ chức vào ngày 8/9/2015 tại Hà Nội.

Tăng thu ngân sách

Tại dự thảo Nghị quyết về biểu thuế suất thuế tài nguyên, thay thế Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13, thuế suất hầu hết các khoáng sản được điều chỉnh tăng, từ 2% đến 12%.

Theo Bộ Tài chính, tăng thuế tài nguyên là nhằm tăng thu cho ngân sách, đồng thời tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên.

Việc sửa đổi này, theo nhận định, sẽ tác động, làm tăng chi phí hầu hết mọi lĩnh vực khai thác tài nguyên.

Cụ thể như sắt, sẽ tăng thuế suất từ 12% lên 15%; titan từ 16% lên 18%; vàng từ 15% lên 20%; ni-ken từ 10% lên 16%; wonfram, antimoan từ 18% lên 20%; đồng từ 13% lên 18%;than từ 7% lên 10% và từ 9% lên 12% tùy loại...

{keywords}

Theo Bộ Tài chính, tăng thuế tài nguyên là nhằm tăng thu cho ngân sách, đồng thời tăng cường quản lý việc khai thác tài nguyên.

Theo Bộ Tài chính, với mức thuế suất thuế tài nguyên dự kiến điều chỉnh đối với các loại tài nguyên như nêu trên thì số thu thuế tài nguyên tăng khoảng 3.367 tỉ đồng/năm và tổng số thu thuế tài nguyên (trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) đạt khoảng 14.159 tỉ đồng/năm.

Đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng thuế là cần thiết vì các loại khoáng sản đều có trữ lượng hữu hạn, nếu thuế suất thấp, sẽ khiến DN không có động lực thay đổi công nghệ, khai thác thủ công, gây lãng phí.

Tuy nhiên, có điều đáng chú ý trong Dự thảo là bô xít được đề nghị giữ nguyên mức thuế suất là 12% với lý do dự án tổ hợp bauxit nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) chỉ có lãi vào các năm 2018 và 2021.

Kêu lỗ, phản đối tăng thuế

Với quan điểm phản đối, phía DN cho rằng, Việt Nam là nước có khung thuế suất thuế tài nguyên cao nhất thế giới. Chẳng hạn Trung Quốc hiện có mức thuế suất các loại khoáng sản chỉ từ 5%- 10%, hay Úc từ 1,6%- 7,5%...

{keywords}

Các DN ngành khai khoáng đã có phản ứng quyết liệt trước dự kiến tăng thuế tài nguyên.

Ông Vũ Hồng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo cho rằng, việc tăng thuế tài nguyên sẽ làm tăng chi phí khai thác, khiến DN chỉ tập trung khai thác phần quặng giàu, bỏ quặng nghèo, dẫn đến lãng phí tài nguyên. Bên cạnh đó, việc tăng thuế suất sẽ gây áp lực lên người lao động và giảm đóng góp cho địa phương, cộng đồng.

Ông Hồng dẫn chứng, với mức tăng này, gánh nặng thuế, phí của công ty Núi Pháo sẽ chiếm tới 30% chi phí hoạt động, trong đó trên 50% là thuế tài nguyên, đấy là chưa tính tới thuế thu nhập DN.

Tăng thuế sẽ gây khó khăn cho các DN, gây tăng giá khoáng sản, từ đó kích thích khai thác trái phép, đi ngược lại chủ trương quản lý hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng thuế suất có thể làm tăng thu ngân sách trong ngắn hạn, nhưng lại làm giảm thu trong dài hạn, do tổng lượng khai thác giảm, ảnh hưởng tới các khoản thu thuế, phí, ông Hồng phân tích.

Ông Evan Spenser, Tổng giám đốc Công ty mỏ Niken Bản Phúc, cho biết, từ năm 2007 đến năm 2014 đã đầu tư 130 triệu USD vào Việt Nam và mới khai thác được 1 năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, phí cấp quyền khai thác khoáng sản đều đã tăng cao.

Tính ra tổng số thuế, phí mà Niken Bản Phúc phải nộp đã tăng lên 218% so với thời điểm quyết định đầu tư, giai đoạn 2007. Trong đó, tổng số thuế phải nộp đã tăng thêm 76 triệu USD so với tính toán ban đầu. Chúng tôi đã lỗ 35 triệu USD do giá thay đổi và chính sách thuế thay đổi. DN chúng tôi đầu tư công nghệ cao, chi phí lớn, nay thuế tài nguyên lại tăng, không khác gì hình phạt, ông Evan Spenser phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, mức tăng thuế dự kiến với than như vậy là rất cao. Thuế tài nguyên với than từ năm 2010 đã tăng 2 lần và lần nào tăng cũng mạnh. Tuy nhiên thời kỳ 2010-2011 giá than xuất khẩu cao nên bù được cho phần tiêu thụ trong nước. Nhưng hiện nay, xuất khẩu giảm chỉ còn trên 1 triệu tấn/năm, than gần như dùng 100% trong nước, điều kiện khai thác lại khó khăn hơn trước, nên khả năng cân đối tài chính của TKV càng ngày càng khó đi.

Lợi nhuận hiện chỉ còn khoảng 70.000 đồng/tấn than khai thác. Kế hoạch năm 2015, TKV lãi 1.500 tỉ đồng. Nếu điều chỉnh thì tăng thuế, lãi chẳng còn bao nhiêu, DN không có vốn cho đầu tư phát triển. DN đang trong lúc khó khăn mà điều chỉnh tăng thuế, chúng tôi thấy không phù hợp, ông Biên nói.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ, Quốc hội cân nhắc, không tăng thuế tài nguyên đối với khoáng sản. Thay vào đó là tập trung vào các biện pháp chống khai thác trái phép, thực thi các quy chuẩn về an toàn công nghệ khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường và các chính sách về quy hoạch, cấp phép hoạt động khoáng sản, ông Hồng kiến nghị.

Đại diện đại sứ quán Úc và New Zealand cho rằng, Việt Nam cần có phân tích kỹ lưỡng hơn việc tăng thuế suất thuế tài nguyên.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giới chuyên môn cũng có nhiều ý kiến đồng tình, khi cho rằng, lâu nay nền kinh tế của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, giá trị rất thấp. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế khác không khuyến khích xuất khẩu khoáng sản, thậm chí còn để giành cho thế hệ sau và chọn giải pháp nhập khẩu khoáng sản với giá rẻ đem về chế biến.

Chủ trương hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô đã được khẳng định, vì thế cần có chính sách mạnh để hướng đầu tư vào chế biến sâu, để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có hạn.

Thậm chí, có chuyên gia đặt câu hỏi: Đào khoáng sản thô đi bán mà vẫn kêu lỗ sao DN vẫn nhảy vào làm? Sao DN vẫn thích cái ‘kiếp’ đào mỏ đi bán?

Trần Thuỷ