Thị trường tài chính thế giới thêm một lần nữa chao đảo sau khi các nhà tạo lập chính sách Mỹ đưa ra quyết định đối nghịch với mong muốn của tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, về dài hạn, cái đích mà ông Trump đặt ra có triển vọng sáng sủa.
Đòn hiểm Donald Trump: Tấn công 'đế chế' tỷ USD, lu mờ giấc mơ Trung Quốc
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - ngân hàng trung ương Mỹ - vừa quyết định tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm 2018 với mức tăng tương tự các lần trước: 25 điểm phần trăm.
Với lần tăng này, lãi suất cơ bản của Mỹ đã lên mức 2,25-225% sau 9 lần tăng liên tiếp.
Quyết định tăng lãi suất đêm qua trên thực tế nằm trong dự đoán của thị trường tài chính thế giới, nhưng hoàn toàn trái với mong muốn của nhà lãnh đạo số 1 của nước Mỹ: ông Donald Trump.
Nó khiến chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm thêm hơn 350 điểm và đã rời rất xa ngưỡng 24.000 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 2,2% về gần ngưỡng 6.600 điểm. Chỉ số tầm rộng S&P500 giảm 1,5% về gần ngưỡng 2.500 điểm.
Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục kêu gọi Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD để duy trì động lực giúp nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng. Trong nhiều năm qua, ông Trump liên tục phản đối 1 đồng USD, kéo chậm sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, trong khi quyết liệt chống lại một đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc yếu khiến thặng dư thương mại với Mỹ lớn.
Ông Trump đã bày tỏ sự không hài lòng về những quyết định tăng lãi suất của Fed gần đây và cho rằng việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm đã gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Trả lời báo chí, chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định quyết định của Fed không có các cân nhắc về chính trị. Fed có những phân tích riêng trong quá trình ra quyết định của mình, một sự khẳng định về tính độc lập của Fed.
Tuy nhiên, những tín hiệu về chính sách của Fed đã thay đổi gần như hoàn toàn trong cuộc họp lần này. Fed không còn giữ nguyên kế hoạch tăng lãi suất 3 lần trong năm 2019, mà thay vào đó là 2 lần và không còn giữ dự đoán kinh tế Mỹ sẽ giữ được tốc độ tăng trưởng trong 3 năm tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Fed Powell |
Tuyên bố của Fed mềm mỏng và thận trọng hơn về triển vọng kinh tế Mỹ 2019 cũng như kinh tế toàn cầu. Đây là một tín hiệu cho thấy, chu kỳ thắt chặt của Fed sắp kết thúc trước biến động của thị trường tài chính và làm chậm tăng trưởng toàn cầu.
Trong một tuyên bố sau cuộc họp, Fed cho biết rủi ro đối với nền kinh tế là rất cân bằng, nhưng Fed sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển kinh tế và tài chính toàn cầu, đánh giá tác động của họ với triển vọng kinh tế.
Một số tín hiệu trên thị trường cho thấy, với triển vọng kinh tế thế giới không mấy tươi sáng, nhiều khả năng Fed sẽ chỉ tăng lãi suất tối đa 1 lần trong năm 2019, thay vì 2 lần như vừa đề cập hay 3 lần như trước đó.
Tăng trưởng GD) của Mỹ được dự báo sẽ là 2,3% trong năm 2019 và 2% vào năm 2020, thấp hơn một chút so với dự đoán của Fed hồi tháng 9. Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức thấp 49 năm là 3,7%, dự kiến sẽ giảm xuống 3,5% trong năm tới. Lạm phát đạt mục tiêu 2% của Fed năm 2018, dự kiến sẽ đạt 1,9% trong năm tới.
Như vậy, sau gần 1 thập kỷ áp dụng chính sách nới lỏng, Fed đã tăng lãi suất cơ bản ngắn 8 lần 4 trong 2018, 3 trong 2017 và 2 trong 2016), mỗi lần 25 điểm phần trăm, đưa lãi suất từ mức thấp kỷ lục thời đại 0-0,25% lên 2,25-2,5% như hiện tại.
M. Hà
Tình hình xấu đi, Trung Quốc gặp khó: Việt Nam vượt lên, top đầu thế giới
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc và có xu hướng tốt lên trong ngắn hạn, trong khi đó Trung Quốc và các nước trong khu vực có xu hướng tăng chậm lại. Tuy nhiên, về trung và dài hạn Việt Nam đối mặt với nguy cơ suy giảm.