Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ vừa ghi nhận một kỷ lục mới. Chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P 500 trong phiên đầu tuần 5/11 (đêm qua giờ Việt Nam) tiếp tục tăng khá ấn tượng và ghi dấu kỷ lục cao lịch sử mới: 3.078,27 điểm.

Đây là mức điểm cao kỷ lục mới của chỉ số bao phủ toàn bộ TTCK Mỹ. Với mức điểm kỷ lục này, S&P500 đã tăng hơn 22,79% tính từ đầu năm và ghi nhận một cú bứt phá ngoạn mục sau cú bán tháo mạnh hồi tháng 8 vừa qua.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh lên mức kỷ được cho là nhờ những tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và các số liệu tích cực về thị trường lao động Mỹ, bất chấp tổng thống Mỹ Donald Trump đang ở trong một tình trạng khó khăn hơn với áp lực từ một cuộc điều tra luận tội được Hạ viện (do Đảng Dân chủ chi phối) thực hiện.

{keywords}
Diễn biến chỉ số S&P của Mỹ trong 5 năm qua.

Ông Trump bị cáo buộc đã hối thúc Ukraine điều tra hoạt động của con trai ông Joe Biden, cựu phó tổng thống và hiện là ứng cử viên tổng thống tiềm năng nhất của Đảng Dân chủ, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine hồi tháng 7.

Chứng khoán Mỹ liên tiếp lập kỷ lục trong những ngày vừa qua trong bối cảnh các quan chức Mỹ cuối tuần vừa qua tiếp tục bày tỏ thái độ lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ-Trung, trong khi ông Donald Trump cho biết thỏa thuận sẽ được ký ở một nơi nào đó ở Mỹ, có thể ở Iowa, Hawaii… hoặc một số địa điểm ở Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross kỳ vọng thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc có thể sẽ được ký trong tháng 11 này và cho biết Mỹ sẽ sớm cấp giấy phép cho doanh nghiệp Mỹ bán linh kiện cho hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc.

{keywords}
Chứng khoán Mỹ thăng hoa thêm lợi thế cho ông Trump.

Chứng khoán Mỹ tăng còn do Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong phiên họp hôm 29-30/1p vừa qua với mức giảm 25 điểm phần trăm xuống còn 1,5-1,75%.

Nhưng điều quan trọng hơn là Fed đã có thái độ bồ câu hơn, không cứng rắn như dự báo trước đó. Đây là một tín hiệu cho thấy Fed có thể còn giảm lãi suất hoặc ít nhất sẽ còn rất lâu nữa mới tăng lãi suất trở lại. Nó giúp nền kinh tế Mỹ sẽ có động lực tăng trưởng mới.

{keywords}
Thỏa thuận Mỹ-Trung có thể sẽ được ký ngay trong tháng 11 này.

Trung Quốc trong khi đó cũng muốn nhanh chóng có một thỏa thuận với Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế nước này liên tục phát đi những tín hiệu xấu, từ tăng trưởng ở mức thấp nhất 27 năm cho đến lợi nhuận ngành công nghiệp sụt giảm. Tăng trưởng kinh tế của Hong Kong, trung tâm tài chính châu Á trong quý 3 giảm 3,2% so với quý 2.

Ở chiều ngược lại, sự nghi ngờ đối với một thỏa thuận Mỹ-Trung vẫn còn không nhỏ. Chính ông Ross cho biết phía Mỹ vẫn đang muốn hai bên hiểu một cách chính xác, rõ ràng và chi tiết về tất cả những gì có trong thỏa thuận giai đoạn 1. Ông Ros cũng cho biết thêm rằng, thỏa thuận vẫn có thể chệch hướng và chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Còn ở phía Trung Quốc, truyền thông nước này không ngừng lặp lãi những yêu cầu cốt lõi của Bắc Kinh, trong đó có việc Mỹ phải loại bỏ hàng rào thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc.

Mời độc giả xem clip tự tạo từ bài viết:

V. Hà