CTCP Vinhomes (VHM), một công ty con của Tập đoàn Vingroup của tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng ghi nhận lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đạt 21 ngàn tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.

Với mức tăng trưởng rất mạnh, VinHomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng vị trí số 1 trong top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

Trong khi đó, ông lớn trong ngành ngân hàng - Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (VCB) cũng ghi nhận một kỷ lục lợi nhuận của chính mình và cũng là kỷ lục trong ngành: lãi 17,6 ngàn tỷ đồng, xếp thứ 2 trên TTCK.

Vietcombank tiếp tục lãi lớn và hướng tới mức lợi nhuận 1 tỷ USD có thể ngay trong năm 2019 với một khoản 400 triệu USD vẫn còn đang được ém lại từ đối tác bảo hiểm FWD của Hong Kong chi trả cho thỏa thuận bancassurance.

Nếu không có gì thay đổi, đây có thể là 2 DN lớn đầu tiên của Việt Nam ghi kỷ lục lợi nhuận 1 tỷ USD mỗi năm.

Các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận nằm trong top 10 khác vẫn là các gương mặt quen thuộc, gồm: PV Gas, Vinamilk, Vingroup… Tuy nhiên, năm nay ghi 2 nhận Hòa Phát của cựu tỷ phú USD Trần Đình Long và Ngân hàng BIDV rớt khỏi top này, thay vào đó là MBBank và doanh nghiệp sở hữu các cảng hàng không ACV.

{keywords}
 

Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long chứng kiến lợi nhuận giảm khá mạnh, lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm 25% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, lợi nhuận HPG giảm 16% xuống dưới 6,8 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận của BIDV cũng giảm do một phần nợ xấu gia tăng và sự chuyển dịch của dòng tiền gửi lớn từ Kho bạc Nhà nước theo chính sách mới của Bộ Tài chính.

Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (SAB) là doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận kinh doanh tăng mạnh và đang tiến về top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất. Sabeco ghi nhận lợi nhuận tăng vọ sau khi về tay người Thái, với lợi nhuận trước thuế 9 tháng lên tới 5,3 ngàn tỷ đồng, hoàn thành khoảng 90% chỉ tiêu lợi nhuận.

Masan của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang cũng chứng kiến lợi nhuận tăng vọt. Lãi ròng quý 3 tăng gấp 3 lần cùng kỳ lên hơn 2,2 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,1 ngàn tỷ đồng, một nhờ vụ kiện Jacobs.

Trong các cổ phiếu lớn, nhóm ngân hàng đang bứt phá mạnh nhờ lợi nhuận lên mức kỷ lục. Nhóm thực phẩm, tiêu dùng nhanh FMCG cũng có chuyển rất tích cực. Nhóm bất động sản suy yếu, trừ Vinhomes có sự bứt phá ấn tượng, ngược dòng chung trên thị trường nhờ các dự án lớn vẫn được triển khai đều đặn và bán được hàng.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tiếp tục tăng điểm nhẹ và vững trên mốc 1.000 diểm. Một số mã blue-chips tác động tích cực tới thị trường như: Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Sabeco, VietJet, PV GAS …

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục đưa ra các dự báo tươi sáng hơn.

Theo BSC, thị trường có phiên giao dịch tích cực đồng pha với các TTCK chủ chốt khác trong khu vực. Trong bối cảnh VN-Index đã bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự mạnh với thanh khoản đồng thuận, nhà đầu tư có thể kì vọng thị trường sẽ tiến tới thử thách các mức kháng cự cao hơn. Theo đó, nhà đầu tư có thể tăng tỉ trọng danh mục nắm giữ khi thị trường điều chỉnh trong ngắn hạn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/11, VN-Index tăng 6,84 điểm lên 1.022,43 điểm; HNX-Index tăng 0,85 điểm lên 106,6 điểm. Upcom-Index tăng 0,37 điểm lên 56,59 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 260 triệu đơn vị, trị giá 5,7 ngàn tỷ đồng.

V. Hà