Mặc dù giá cả “Đông trùng Hạ thảo” tăng theo chiều thẳng đứng như thế, nhưng rốt cục nó là thực phẩm, dược phẩm hay sản phẩm bảo kiện (bổ dưỡng)? Quả thực rất mập mờ khó hiểu!

Sự thực, đối với công hiệu của “Đông trùng Hạ thảo” từ trước đến nay chưa có bất cứ văn bản chứng minh nào ở cấp tương đối cao khẳng định. Đó là điều người trong giới y dược đều biết rất rõ!

Dược phẩm khác… dược liệu

Tuy “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dược điển” năm 1990 đã đưa “Đông trùng Hạ thảo” vào, nhưng ông Trương Quý Quân, Chủ nhiệm khoa Trung dược sinh dược thuộc Đại học Trung y dược Bắc Kinh nói: “Việc đưa “Đông trùng Hạ thảo” vào dược điển chỉ có nghĩa nó là loại dược liệu Trung dược, nhưng dược liệu và dược phẩm là hai chuyện khác hẳn nhau. Dược liệu thì nông dân tùy ý mua bán, nhưng dược liệu không có công hiệu, chỉ dược phẩm mới có. Mà dược phẩm có công hiệu với loại bệnh gì, phải được nghiệm chứng qua thực nghiệm dược lý, tác dụng đối với cơ thể người phải được nghiệm chứng qua thực nghiệm lâm sàng”.

{keywords}

Kỳ thực, vào năm 2001, Bộ Y tế khi đó đã có mệnh lệnh hạn chế lấy “Đông trùng Hạ thảo” – loại phẩm vật quốc gia bảo hộ cấp 2 - làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm bảo kiện, mà nên thay thế bằng loại khuẩn “paecilomyces hepiali”. Năm 2005, Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm quốc gia Trung Quốc xác định rõ thêm: nguyên liệu “Đông trùng Hạ thảo” dùng để sản xuất sản phẩm bảo kiện cần dùng loại nấm trùng thảo nuôi nhân tạo.

Năm 2008, khi “Cực thảo” được phép tung ra thị trường với danh nghĩa thực phẩm, trên bao bì sản phẩm thể hiện rõ “Giấy phép số 6300000-400025 (2008) Thanh Vệ Thực (tức của ngành y tế và thực phẩm Thanh Hải)”. Nhưng đến ngày 6/8/2009, Bộ Y tế ra văn bản quy định: Sữa ong chúa và “Đông trùng Hạ thảo” không được ghi chữ “Thực” trong số hiệu. Văn bản đó ghi rõ: “Bộ Y tế chưa từng phê chuẩn coi “Đông trùng Hạ thảo” là nguyên liệu thực phẩm phổ biến. Các chuyên gia Cục quản lý Trung y dược sau khi thảo luận cũng cho rằng: “Hiện nay “Đông trùng Hạ thảo” còn thiếu số liệu nghiên cứu đánh giá về tính an toàn khi sử dụng lâu dài với tư cách thực phẩm, nay đề nghị tạm không sử dụng nó làm thứ nguyên liệu thực phẩm”.

Tháng 12/2010, Tổng cục kiểm định chất lượng quốc gia cũng ban hành “Thông tri về việc không được coi “Đông trùng Hạ thảo” là nguyên liệu thực phẩm phổ thông”, nghiêm cấm sử dụng “Đông trùng Hạ thảo” làm nguyên liệu để sản xuất thực phẩm bình thường. Vì vậy, Sở giám sát y tế Thanh Hải tháng 4/2011 đã ra thông cáo hủy bỏ số hiệu trong giấy phép của sản phẩm “Cực thảo”; đồng thời quy định không được ghi giấy phép chứng nhận về y tế trên bao bì sản phẩm này.

“Thân phận”… bổ dưỡng đặc thù


Thế nhưng, ngày 7/12/2010, Cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm Thanh Hải lại ra bản “Quy phạm về bào chế bột Trung dược “Đông trùng Hạ thảo” tỉnh Thanh Hải”, tự định nghĩa “Cực thảo” là “bột Trung dược “Đông trùng Hạ thảo”. Tháng 6/2012, Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm quốc gia ra “Thông tri về vấn đề xung quanh việc quy phạm bào chế bột Trung dược “Đông trùng Hạ thảo”, với hàm ý không công nhận đó là loại thuốc (tức Trung dược), chỉ rõ việc nghiền vụn “Đông trùng Hạ thảo” rồi ép thành viên không thuộc phạm trù bào chế Trung dược, yêu cầu tỉnh Thanh Hải phải sửa đổi “quy phạm”, xử lý thỏa đáng, thiết thực tăng cường giám sát quản lý thuốc bào chế Trung dược.

{keywords}

Đến ngày 15/8/2012, Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm quốc gia ban hành “Phương án thí điểm sử dụng “Đông trùng Hạ thảo” làm thực phẩm bảo kiện”, lần đầu tiên cho phép trực tiếp dùng “Đông trùng Hạ thảo” làm nguyên liệu cho thực phẩm bảo kiện, thời hạn thí điểm là 5 năm áp dụng cho các xí nghiệp được cấp phép. Có 5 xí nghiệp được đưa vào danh sách thí điểm là Đồng Nhân Đường, Khang Mỹ dược nghiệp, Thanh Hải Xuân Thiên, Công ty TNHH Kinh Bài và Giang Trung Dược Nghiệp. Cuối cùng thì “Đông trùng Hạ thảo” cũng đã có “thân phận tạm thời” dùng để sản xuất thực phẩm bảo kiện (tức thực phẩm chức năng bổ dưỡng).

Tháng 7/2014, sản phẩm “hot” “Cực Thảo” lại một lần nữa phát sinh biến đổi. Khi đó, Cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm Thanh Hải ban hành “Thông tri về vấn đề viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” và “Thông cáo về hủy bỏ Quy phạm bào chế viên Trung dược “Đông trùng Hạ thảo” tỉnh Thanh Hải”; trong đó quy định rõ: Viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” do hãng Thanh Hải Xuân Thiên sản xuất từ nay là sản phẩm qua gia công, sáng tạo trên cơ sở viên nguyên chất, không thuộc loại dược phẩm trong hệ thống quản lý giám sát, cũng không thuộc loại thực phẩm hay thực phẩm bảo kiện, mà là sản phẩm bổ dưỡng đặc thù. Như vậy, “Cực thảo” đã trở thành “sản phẩm bổ dưỡng đặc thù” của chỉ riêng một hãng sản xuất. Căn cứ theo quy định của cơ quan quản lý giám sát Thanh Hải thì nó vẫn được cấp “Giấy phép sản xuất dược phẩm”.

Cuộc đấu quyết liệt

Ngày 4/2/2016, Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm quốc gia công bố trên trang web chính thức “Ý kiến về tiêu dùng sản phẩm từ “Đông trùng Hạ thảo”, nêu rõ: thời gian gần đây Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm tổ chức đo lường, kiểm định “Đông trùng Hạ thảo”, bột “Đông trùng Hạ thảo” và viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” thì thấy những loại này đều có chứa hàm lượng Thạch Tín (arsenium) cao từ 4,4 đến 9,9 mg/kg.

“Đông trùng Hạ thảo” là dược liệu, không thuộc loại thực phẩm và dược phẩm. Các chuyên gia phân tích, kết luận: Tiêu chuẩn quốc gia cho phép hàm lượng Thạch Tín trong thực phẩm bảo kiện chỉ là 1mg/kg, nếu sử dụng các loại sản phẩm “Đông trùng Hạ thảo”, bột “Đông trùng Hạ thảo” và viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” dài ngày sẽ gây nên hấp thụ lượng Thạch Tín quá nhiều, có nguy cơ cao cho sức khỏe người dùng.

Ngày 6/2, hãng dược Thanh Hải Xuân Thiên ra văn bản Thông cáo đáp trả, nói: Bột nguyên chất Trùng Thảo do công ty cổ phần dược Xuân Thiên sản xuất tiêu thụ là sản phẩm duy nhất thuộc loại này có đủ tư cách sản xuất và tiêu thụ hợp pháp; kết quả các cuộc thực nghiệm của công ty đều cho thấy Viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” với nguyên liệu sạch do họ sản xuất đều an toàn, không độc (!).

Tuy nhiên, ít lâu sau, ngày 4/3/2016, Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm quốc gia lại cho đăng trên trang web chính thức “Thông tri về việc đình chỉ công tác thí điểm sử dụng “Đông trùng Hạ thảo” trong thực phẩm bảo kiện”, tuyên bố chấm dứt việc thí điểm sử dụng “Đông trùng Hạ thảo” trong thực phẩm bảo kiện trước 2 năm so với kỳ hạn.

Trước áp lực từ mọi phía, hãng Thanh Hải Xuân Thiên đề nghị Tổng cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm quốc gia (gọi tắt là Tổng cục) công khai thông tin, yêu cầu công khai các tài liệu đo lường giám định mà bản “Ý kiến…” ngày 4/2 của Tổng cục sử dụng làm cơ sở. Thế là, ngày 28/3 Thanh Hải Xuân Thiên nhận được văn bản trả lời “Thông báo về công khai thông tin của chính phủ”, nội dung cho biết: ngay từ ngày 11/7/2015, Tổng cục đã thông báo cho chính quyền tỉnh Thanh Hải đề nghị chấm dứt việc lợi dụng việc thí điểm để khai thác sử dụng viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” và việc thí điểm dùng “Đông trùng Hạ thảo” cho thực phẩm bảo kiện. Thế nhưng Thanh Hải Xuân Thiên phủ nhận việc họ đã che giấu văn bản, khẳng định khi nhận được văn bản thông báo ngày 28/3 thì mới thấy có văn bản ngày 11/7/2015.

Ngày 1/4/2016, Cục quản lý giám sát thực phẩm, dược phẩm tỉnh Thanh Hải đã gửi cho hãng Thanh Hải Xuân Thiên văn bản “Trả lời về việc Thanh Hải Xuân Thiên thay đổi ‘Giấy phép sản xuất dược phẩm’ ”. Tuy nhiên, người trong giới cho rằng: Thanh Hải Xuân Thiên có được ‘Giấy phép sản xuất dược phẩm’ chỉ nói lên họ có năng lực và tư cách nghiên cứu phát triển dược phẩm, chứ không có nghĩa là sản phẩm viên nguyên chất “Cực Thảo” đã có được tư cách dược phẩm, vì viên nguyên chất “Đông trùng Hạ thảo” Thanh Hải Xuân Thiên hiện vẫn chưa có được văn bản phê chuẩn là dược phẩm

(Theo PLVN)