Tuy nhiên, thái độ không nhượng bộ của Tổng thống Donald Trump đang khiến họ trở nên khó xử.

Suốt nhiều tuần qua, các đảng viên Cộng hòa tại lưỡng viện Mỹ đã từ chối công nhận chiến thắng của ông Biden. Nhiều người trong số họ cho rằng, Tổng thống Trump có quyền tiếp tục cuộc chiến pháp lý của mình, và hầu như giữ im lặng khi ông liên tục công kích những dấu hiệu gian lận trong cuộc bẩu cử 2020.

{keywords}
Đảng Cộng hòa trở nên khó xử khi ông Trump không chịu nhượng bộ. Ảnh: AP

Người muốn nhường bước

Theo Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jerry Moran, sẽ không lành mạnh đối với tình hình nước Mỹ, cũng như các mối quan hệ với toàn thế giới, nếu vẫn tiếp tục dành thời gian tranh cãi về kết quả bầu cử ngay cả khi người chiến thắng cuối cùng đã được xác định.

"Trừ khi tòa án đưa ra một số quyết định khác, các đại cử tri sẽ là những người quyết định kết quả cuộc đua. Chỉ có một quá trình chuyển giao sẽ xảy ra, và nó xảy ra theo đúng luật được quy định trong Hiến pháp của chúng ta", ông Moran khẳng định.

Nhiều thành viên khác công khai đặt nghi vấn về cuộc chiến pháp lý của ông Trump, trong đó có đơn kiện mới đây của bang Texas lên Tòa án Tối cao nhằm tìm cách chặn kết quả bầu cử bị cho là “không hợp lệ” ở Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.  

John Cornyn, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa của bang Texas, nói với CNN rằng vụ kiện này "rất bất thường" và khó có khả năng thành công, vì các luật bầu cử chỉ được quy định theo cấp độ địa phương và bang, chứ không phải trên quy mô toàn quốc.

Một số thành viên Cộng hòa lo ngại, việc ông Trump từ chối nhượng bộ sẽ khiến đội ngũ của Tổng thống đắc cử Joe Biden gặp khó khăn trong việc phân phối vắc-xin Covid-19.

"Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta phải có một quá trình chuyển giao trật tự, để có thời gian ứng phó với dịch bệnh và phân phối vắc-xin. Chúng ta không được để mất một giờ hoặc một ngày nào đối với tiến trình này”, Thượng nghị sĩ Lamar Alexander, Chủ tịch Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Lương hưu của Thượng viện Mỹ, cho biết.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, vẫn giữ thái độ im lặng suốt nhiều tuần, khi được hỏi liệu ông có xem ông Biden là Tổng thống đắc cử sau cuộc bỏ phiếu đại cử tri hay không. Tuy nhiên, phó lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune úp mở khả năng quá trình chuyển giao quyền lực sẽ tiếp diễn.

"Tôi không biết ông ấy (Tổng thống Trump) bao giờ mới nhượng bộ, nhưng ông ấy sau cùng vẫn sẽ phải đưa ra quyết định. Tôi cho rằng, các đại cử tri rõ ràng sẽ mang lại một số kết quả. Với tất cả những xáo trộn mà chúng ta đã phải chứng kiến trong vài tuần qua, sẽ rất tốt nếu mọi thứ được giải quyết ổn thỏa", Thune nói.

Người muốn chờ đợi

Tuy nhiên, một số thành viên Cộng hòa tại quốc hội nói có kế hoạch khiếu nại kết quả bỏ phiếu đại cử tri tại phiên họp chung vào ngày 6/1 năm sau.

Hiến pháp Mỹ quy định nếu có khiếu nại trong quá trình bỏ phiếu đại cử tri, lưỡng viện sẽ ngưng phiên họp chung để thảo luận riêng về các khiếu nại trong 2 giờ, và bỏ phiếu quyết định xem có loại trừ số phiếu đại cử tri của các bang bị khiếu nại hay không.

Một trong những người có ý định khiếu nại là Thượng nghị sĩ Ron Johnson. Ông cho biết sẽ chỉ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tham gia phiên điều trần vào tuần tới. "Tôi cần thêm thông tin. người dân Mỹ cần thêm thông tin. Tôi chưa sẵn sàng cho việc khép lại vấn đề này", ông Johnson tuyên bố trước các phóng viên hôm 9/12.

Nhiều thành viên đảng Cộng hòa khác cũng đứng về phía Tổng thống Trump, trong đó có lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy. "Tôi sẽ đợi cho đến khi mọi thứ được giải quyết xong. Mọi phiếu bầu hợp pháp đều phải được kiểm đếm. Mọi cuộc tái kiểm phiếu đều phải kết thúc. Và mọi thách thức pháp lý đều phải được lắng nghe".

Thượng nghị sĩ Joni Ernst của bang Iowa cho rằng, ông Trump khó có thể nhượng bộ sau cuộc bỏ phiếu của đại cử tri. "Chúng tôi muốn đảm bảo mọi phiếu bầu hợp pháp đều được kiểm đếm. Tôi cho rằng điều này thực sự rất quan trọng, và đó cũng là điều mà Tổng thống muốn", ông Joni Ernst nói với CNN.

Khi được hỏi liệu ông Trump có sẵn sàng nhượng bộ sau cuộc bỏ phiếu đại cử tri hay không, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ Lindsey Graham nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ nói về điều này sau ngày 14/12".

Việt Anh

Ông Trump định tổ chức biểu tình vào ngày đối thủ nhậm chức

Ông Trump định tổ chức biểu tình vào ngày đối thủ nhậm chức

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc một kế hoạch rời Nhà Trắng đầy ngoạn mục, làm lu mờ ông Joe Biden, Axios đưa tin.

Luật sư đứng đầu cuộc chiến pháp lý của ông Trump nhiễm Covid-19

Luật sư đứng đầu cuộc chiến pháp lý của ông Trump nhiễm Covid-19

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo, Rudy Giuliani, luật sư riêng và cũng là người dẫn đầu cuộc chiến pháp lý của ông nhằm đảo ngược kết quả tổng tuyển cử 2020, vừa được chẩn đoán dương tính với Covid-19.