Reuters đưa tin, động thái nhằm chống lại các nỗ lực "ngoại giao vắc-xin" diện rộng của Trung Quốc.
Theo sáng kiến này, Ấn Độ, một trung tâm dược phẩm của thế giới sẽ sản xuất vắc-xin loại một liều của tập đoàn Johnson & Johnson với sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và Nhật Bản. Australia sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển thành phẩm.
Một quan chức giấu tên nhấn mạnh, những gì các nước thành viên Bộ Tứ đang theo đuổi là nỗ lực thúc đẩy một cách tiếp cận trên diện rộng, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vắc-xin trầm trọng ở các nước đang phát triển tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Kế hoạch hợp tác cũng được tin sẽ giúp củng cố vị thế của Ấn Độ như một nhà sản xuất và cung cấp vắc-xin đáng tin cậy cho cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu.
Lãnh đạo Liên Hợp Quốc chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ vắc-xin
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 12/3 đã lên án việc một số nước phát triển đang tích trữ vắc-xin ngừa virus corona chủng mới giữa lúc phần còn lại trên thế giới, đặc biệt là những nước nghèo chưa được tiếp cận nguồn cung ứng.
Theo AP, trong bài phát biểu kỷ niệm 1 năm Covid-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, ông Guterres bày tỏ sự tiếc thương với những người tử vong vì mắc bệnh, đồng thời lên tiếng cảm ơn những nỗ lực và sự hy sinh của các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch.
Lãnh đạo Liên Hợp Quốc mô tả chiến dịch chủng ngừa Covid-19 sẽ là "thử thách về đạo đức lớn nhất đối với toàn nhân loại”. Ông kêu gọi thế giới cùng chung tay để sản xuất và phân phối đủ vắc-xin cho tất cả mọi người.
Kể từ khi thế giới khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà hồi tháng 1 năm nay, các nước phát triển như Mỹ, Anh hay Israel đạt tỷ lệ chủng ngừa cao nhất với hàng triệu dân đã được tiêm phòng, trong khi nhiều nước đang phát triển vẫn chưa được nhận bất kỳ liều vắc-xin nào.
Mỹ phát hiện hàng nghìn ca nhiễm biến thể mới
Dữ liệu thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, tính đến ngày 11/3, nước này phát hiện gần 4.000 ca nhiễm các biến thể mới, dễ lây lan hơn. Trong đó, 3.701 ca mắc B.1.1.7, biến thể được phát hiện đầu tiên tại Anh; 108 ca nhiễm biến thể B.1.351 có nguồn gốc ở Nam Phi và 17 ca nhiễm biến thể P.1 được tìm thấy đầu tiên tại Brazil.
CDC nhận định, B.1.1.7 có khả năng trở thành biến thể chủ đạo gây dịch ở Mỹ trong tháng 3. Hiện nhà chức trách và các đối tác đang tăng cường phân tích những mẫu bệnh phẩm tại các phòng thí nghiệm trên toàn quốc.
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dịch với gần 30 triệu ca mắc, trong đó 535.563 người không qua khỏi. Tổng thống Joe Biden hy vọng, nhờ chương trình tiêm chủng đại trà và việc người dân tuân thủ nghiêm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và các chỉ dẫn phòng chống virus khác của các cơ quan y tế liên bang, xứ sở cờ hoa sẽ "tiến gần hơn tới tình trạng bình thường" như trước khi xảy ra đại dịch vào ngày Quốc khánh 4/7.
Các tin đáng chú ý khác về đại dịch:
- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng 13/3 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho gần 119,6 triệu người với xấp xỉ 2,7 triệu ca tử vong. Song, hơn 96,2 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 12/3 đã cấp phép lưu hành khẩn cấp vắc-xin ngừa Covid-19 đơn liều của Johnson & Johnson. Đây là vắc-xin thứ 3 được WHO phê duyệt sau hai vắc-xin do Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca bào chế. Johnson & Johnson cam kết cung cấp khoảng 500 triệu liều vắc-xin cho các cơ sở y tế và WHO hy vọng kế hoạch này có thể được triển khai thông qua COVAX, sáng kiến nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin công bằng cho các nước nghèo, muộn nhất từ tháng 7.
- Văn phòng Tổng thống Armenia Armen Sarkissian ngày 12/3 thông báo, ông đã quay trở lại làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra sức khỏe. Trước đó, truyền thông Nga đưa tin, ông Sarkissian, 67 tuổi đã phải nhập viện để điều trị các biến chứng do mắc virus corona chủng mới.
- Một nhóm các nhà nghiên cứu Brazil thông báo đã phát hiện một biến thể mới của virus, có tốc độ lây lan nhanh hơn chủng gốc ở 4 trên tổng số 5 vùng của nước này trong vài tuần trở lại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa xác định được liệu biến thể mới này có khả năng chống lại các kháng thể đã tạo ra ở những người từng mắc Covid-19 hay được tiêm chủng hay không.
- Đại sứ Syria tại Nga Riad Haddad phủ nhận các thông tin do báo chí đăng tải rằng, Tổng thống nước này Bashar Assad và đệ nhất phu nhân đã được đưa sang Nga chữa trị vì bệnh tình chuyển biến nặng sau khi nhiễm Covid-19. Trước đó, hôm 8/3, Văn phòng Tổng thống Syria ra thông cáo cho biết, vợ chồng ông Assad được chẩn đoán dương tính với virus, nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ nên tự cách ly tại nhà và vẫn tiếp tục làm việc như bình thường.
Tuấn Anh
Vắc-xin AstraZeneca ngừa biến thể virus hiệu quả, thế giới hơn 92 triệu ca khỏi Covid-19
Các dữ liệu ban đầu từ một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng dược AstraZeneca hiệu quả trong việc phòng chống P1, biến thể virus được phát hiện ở Brazil.
Ông Biden lên án bạo lực với người gốc Á, "chốt" mục tiêu chống Covid-19
Trong bài phát biểu "giờ vàng" đầu tiên trên sóng truyền hình quốc gia kể từ khi nhậm chức, tân Tổng thống Joe Biden đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ, đầy lạc quan về cuộc chiến chống Covid-19 của Mỹ.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.