Cuộc đời huyền thoại của ông đã trở thành một biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần quốc tế cao cả để các thế hệ mãi noi theo.

Sau ngày cách mạng Cuba thành công, Che Guevara được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công nghiệp và được xem như một trong những người sáng lập Nhà nước cách mạng Cuba. Tuy nhiên, Che đã quyết định từ bỏ mọi chức vị để đến Bolivia giúp đỡ phong trào du kích ở nước này.

{keywords}
Nhà cách mạng Argentina Ernesto Guevara. Ảnh: CCO

Ngày 4/11/1966, cùng nhóm tình nguyện gồm 20 người, Che chia tay lãnh tụ Fidel mà không nghĩ rằng hai người bạn chiến đấu sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Tuy nhiên, Che và đồng đội đã không gặp may. Một số lãnh đạo cánh tả Bolivia thể hiện sự thờ ơ trong việc ủng hộ phong trào du kích và khước từ trực tiếp tham gia đấu tranh vũ trang. Các nhóm tình nguyện bổ sung do Fidel phái đến đều bị chặn đường. Những ai muốn liên hệ với đội quân của Che đều bị ngăn cản, cô lập.

Những du kích người Bolivia không được huấn luyện, và do bị gây sức ép, do gian khổ, hầu hết từ bỏ đội hình. Vũ khí, lương thực khan hiếm, phương tiện thông tin nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi đó, chế độ độc tài của tướng Rene Barrientos tại Bolivia được Mỹ hỗ trợ đã hạ quyết tâm tìm và tiêu diệt đội du kích để “triệt hạ mầm mống bạo loạn”.

Đầu tháng 2/1967, thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài bị cắt đứt khi chiếc radio duy nhất của đội bị hỏng. Đầu tháng 3, ba du kích người Bolivia bỏ trốn, hậu quả là chính quyền độc tài nắm được kế hoạch cũng như địa bàn hoạt động của Đội.

Trong tình thế bị bao vây, ngày 13/4, Che chia lực lượng thành 2 cánh với ý định sẽ hợp nhất sau khi thoát vây. Chính trong cuộc hành quân này, cánh quân của Che đã tiến hành trận đánh táo bạo nhất, thành công nhất vào ngày 15/4, tiêu diệt 18 tên, làm bị thương 20 tên lính chính phủ, thu chiến lợi phẩm và tạo cơ hội nhận đồ tiếp tế của dân.

Ngày 20/4, các du kích Debray và Bustos bị quân đội Bolivia bắt trong khi tách khỏi đội hình để thực thi nhiệm vụ được giao. Gã đồng hương người Argentina, Bustos, đã tận dụng khả năng hội hoạ để dựng chân dung các đồng đội cũ.

Đồng thời, những lời khai báo của y đã dẫn quân đội chính phủ đến vây chặt các hang động trú ẩn của du kích ở khu vực. Chính quyền độc tài đã điều hàng ngàn quân vào cuộc, trong đó vai trò xung kích được trao cho một đại đội biệt kích gồm 600 người được CIA huấn luyện và trang bị.

Vòng vây ngày càng xiết chặt một cách chính xác do một số nông dân bị đe doạ đã hàng ngày thông báo cho lính biệt kích mọi hành tung của du kích.

Quân chính phủ tìm ra nơi cất giấu lương thực, thuốc men; toàn đội xuống sức vì đói ăn, suy dinh dưỡng; bệnh suyễn tái phát trầm trọng kết hợp với kiết lị nặng hành hạ Che. Trong một lần cố vượt sông Rio Grande, 7 chiến sĩ của Che đã bị bắn chết.

Tình hình cánh quân thứ hai cũng không khả quan hơn với hai lần bị phục kích. Trong một lần như thế, nữ chiến sĩ quốc tế Tania Tamara bị bắn ngay trên dòng Rio Grande, xác chị chỉ tìm thấy hai ngày sau đó.

Che tập hợp tàn quân, tuyên bố cho phép những ai cảm thấy không thể chịu đựng nổi tình cảnh bi đát này có thể rời đội ngũ. Nhìn hình ảnh vị Tư lệnh yêu cầu các chiến sĩ dùng báng súng đánh vào ngực giúp ông vượt qua cơn suyễn và đi bộ như mọi người để con ngựa duy nhất còn lại được nghỉ ngơi, không ai nỡ quay lưng lại với Che.

Mờ sáng ngày 8/10, Che chia quân làm 3 nhóm tiến về phía rặng núi Yuro- một khu vực bị chia cắt bởi những rãnh núi chằng chịt. Bình minh lên, sau khi vượt qua một cánh đồng khoai tây, họ bị một nông dân nhìn thấy và chạy đi báo quân chính phủ. Tại đây hiện đang có mặt vài trăm lính dưới sự chỉ huy của đại uý Prado Salmon.

Cuộc chiến đấu không cân sức bắt đầu. Che bị trúng đạn ở đùi phải, ngay phía trên đầu gối. Chiến sĩ Simeon Cuba – người mà Che trong các trang nhật kí của mình đã hơn một lần thán phục về niềm tin vào cách mạng của anh – xốc vị chỉ huy thấm máu và đang thở dốc vì hen suyễn của mình lên vai.

Bọn lính xô tới định bắn. Simeon hét lên: “Đồ khốn nạn! Đây là Thiếu tá Che, chúng mày phải biết kính trọng chứ!”. Như bị tia điện giật, bọn lính hạ súng xuống. Chúng bắt hai người và dẫn giải họ về ngôi trường nhỏ La Higuera. Đại uý Prado gửi bức điện báo cáo cho Bộ tư lệnh tối cao ở La Paz và bắt đầu chờ chỉ thị.

Chỉ có 3 du kích thoát khỏi sự truy lùng của quân đội Bolivia. Họ được Đảng Cộng sản Bolivia giúp chạy sang Chile nương nhờ Thượng nghị sĩ, sau là Tổng thống nước này Salvador Allende, người có cảm tình với Cuba.

Nguyên Phong

Nữ thẩm phán lừng danh nước Mỹ qua đời vì bệnh ung thư

Nữ thẩm phán lừng danh nước Mỹ qua đời vì bệnh ung thư

Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg, người được ví như biểu tượng của công lý và nữ quyền của xứ cờ hoa, vừa qua đời vì bệnh ung thư.

Tỷ phú Mỹ hiến hết tài sản, dành 270 triệu USD giúp y tế Việt Nam

Tỷ phú Mỹ hiến hết tài sản, dành 270 triệu USD giúp y tế Việt Nam

Tỷ phú người Mỹ gốc Ireland Chuck Feeney đã cho đi mọi của cải của mình. Ông cũng dành 270 triệu USD để cải thiện hệ thống y tế công của Việt Nam.