Các máy quay không được phép đặt bên trong phòng họp thượng đỉnh của ông Biden và ông Putin. Song, chuyên gia ngôn ngữ hình thể Mary Civiello đã phân tích các tương tác của hai nguyên thủ bên ngoài phòng hội đàm nhằm tìm ra cách họ tiếp cận cuộc gặp và ý nghĩa của chúng đối với quan hệ song phương.

Trao đổi với BBC, bà Civiello cho biết, ngôn ngữ hình thể luôn hàm chỉ nhiều thứ hơn lời nói. Đó là lí do tại sao các chuyên gia như bà luôn soi xét chúng trong một sự kiện quan trọng như hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin vừa diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ hôm 16/6.

Bà Civiello nhận thấy không có nhiều thứ để so sánh giữa những cuộc tiếp xúc của các tổng thống Mỹ trước đây với ông Putin. Song, theo bà, những gì ít ỏi có được tại cuộc gặp thượng đỉnh lần này đã phản ánh nhiều nội dung quan trọng.

Về bắt tay, đây không phải là lần đầu tiên ông Biden và ông Putin có động thái như vậy với nhau. Hành động của họ ám chỉ, hai nguyên thủ đã biết nhau từ trước nhưng họ không vỗ vào lưng nhau hay dành cho nhau cử chỉ thân thiện bạn bè. Tổng thống Mỹ hành động trước, chìa tay ra với người đồng cấp Nga. Trong khi đó, ông Putin cũng tiến về phía ông Biden, cho thấy hai bên có động lực như nhau.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin chụp hình lưu niệm trước khi hội đàm kín tại Geneva ngày 16/6. Ảnh: Washington Post

Lúc máy quay được phép ghi hình hai nguyên thủ mới ngồi xuống bàn đàm phán, chúng cho thấy một điều thú vị: Dù ông Biden và ông Putin không được trông đợi phải làm bất cứ điều gì, kể cả bắt tay nhau hay nói gì đó, nhưng họ thực sự không giao tiếp bằng mắt với nhau. Ông Putin ngồi đó, trong tư thế đặc trưng với hai chân mở rộng, lưng ngả ra sau, dựa vào ghế. Ngược lại, ông Biden hơi hướng người về phía ông Putin, một tư thế ám chỉ lãnh đạo Nhà Trắng sẵn sàng mở lòng để trò chuyện.

Vì giới truyền thông không được tiếp cận nhiều với hai nguyên thủ và cả hai cũng không tổ chức họp báo chung nên các phóng viên cố gắng tận dụng mọi cơ hội để ghi lại những hình ảnh của họ tại sự kiện, tìm kiếm dấu hiệu phá băng giữa hai nhà lãnh đạo.

"Tôi không chắc điều này đang diễn ra thế nào", ông Biden bày tỏ. Và ngôn ngữ hình thể của ông Putin dường như nói "bất cứ cái gì". Một tay của ông Putin cũng gõ liên tục vào thành ghế, giống như "khi nào thì điều này sẽ kết thúc?".

Khi nhìn lại lịch sử, cách cư xử của ông Biden và ông Putin trước đây cũng như cách ông Putin tương tác với các cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush và gần đây nhất Donald Trump, chuyên gia Civiello phát hiện có một sự tương đồng suốt nhiều năm qua ở lãnh đạo Điện Kremlin. Ông Putin không thay đổi nhiều và điều đó có vẻ nhằm truyền tải thông điệp "đừng hy vọng cuộc gặp này có thể thay đổi nhiều bất cứ thứ gì".

Trong khi đó, ông Biden, một nhà lãnh đạo đầy hy vọng, dường như không háo hức gắn kết, nhưng sẵn sàng cho sự gắn kết vào mọi thời điểm.

Bà Civiello kết luận, ngôn ngữ hình thể cho thấy ông Biden và ông Putin là hai kiểu lãnh đạo rất khác biệt, khác biêt về phong cách và có thể cả những mục tiêu mong muốn cho hội nghị thượng đỉnh song phương.

Tuấn Anh

Đối diện ông Putin, Tổng thống Biden khẳng định gặp mặt trực tiếp tốt hơn

Đối diện ông Putin, Tổng thống Biden khẳng định gặp mặt trực tiếp tốt hơn

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã chính thức gặp nhau tại Geneva, Thụy Sĩ.

Nga, Mỹ khó tan băng sau hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin?

Nga, Mỹ khó tan băng sau hội nghị thượng đỉnh Biden - Putin?

Giới phân tích cho rằng cuộc gặp sắp diễn ra giữa các tổng thống Mỹ, Nga sẽ "nhàm chán" do cả hai đều thận trọng sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh song phương năm 2017.