Với việc Nhật tấn công căn cứ Trân Châu cảng của hải quân Mỹ (7/12/1941), chiến tranh thế giới thứ 2 bắt đầu lan ra khu vực Thái Bình Dương. Trong tình hình đó, mặt trận đồng minh chống phát xít mà nòng cốt là liên minh Xô-Mỹ-Anh đã ra đời.

Sau khi quân Đức thất trận tại Stalingrad, mùa hè năm 1943, đại diện các cơ quan tình báo Đức, Anh, Mỹ nhóm họp tại thành phố Santander của Tây Ban Nha. Tham gia cuộc gặp có Cục trưởng Tình báo quân sự Đức quốc xã, Đô đốc Wilhelm Canaris; Giám đốc Cục Tình báo Đối ngoại Anh (MI-6) Stewart Menzis; Trưởng Cơ quan Phục vụ chiến lược (SOS, thực chất là Cơ quan Tình báo Mỹ) William Donovan.

{keywords}
Binh sĩ phát xít tại mặt trận Xô-Đức. Ảnh: Militaryhistorynow

Các bên thảo luận khả năng ký một hòa ước, và thống nhất một trong những điều kiện là phải loại bỏ Hitler. Tuy nhiên, cuộc chính biến ngày 20/7/1944 của một nhóm sĩ quan Đức nhằm ám sát Hitler bị thất bại, do vậy, “kế hoạch Santander” không đi đến kết quả nào.

Ngày 20/8/1943, các nguyên thủ và chỉ huy cao cấp quân đội các nước Anh- Mỹ-Canada họp tại Quebec, Canada. Ngoài việc bàn về kế hoạch Overloard (kế hoạch đổ bộ lên vùng biển Normandy, Pháp), hội nghị còn thảo luận một kế hoạch khác mang tên “Ranklin”.

Theo đó, trong trường hợp quân Đức đứng trước nguy cơ tan rã, Anh, Mỹ cần điều đình với giới lãnh đạo Đức quốc xã để hai bên tập trung toàn bộ sức mạnh quân sự đẩy lùi Hồng quân khỏi Đông Âu.

Đầu tháng 7/1944, Đại sứ Đức tại Thuỵ Điển Thomsend thông báo cho phía Anh, Mỹ những điều kiện hoà bình riêng rẽ mà Berlin có thể chấp nhận. Đó là quân đội Liên Xô phải dừng lại phía bờ đông sông Wistule; quân Anh-Mỹ phải "hành động vừa phải", Đức sẵn sàng chống cự Hồng quân một cách chiếu lệ để tạo điều kiện cho quân Anh-Mỹ tiến vào nước Đức...

Trên cơ sở đề nghị này của phía Đức, tháng 8/1944, tại Vatican, Thủ tướng Anh Churchill có cuộc tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Đức Ribbentrop. Churchill đưa ra các yêu cầu: 1. Đức phải đầu hàng vô điều kiện, lực lượng đồng minh sẽ chiếm đóng Đức; 2. Phục hồi các đảng phái Dân chủ - Thiên chúa giáo, các đảng này phải chiếm đa số trong chính phủ tương lai của nước Đức; 3. Chính phủ lâm thời Đức phải nằm trong tay Anh, Mỹ; 4. Đức phải nhanh chóng trả lại những lãnh thổ đã chiếm đóng; 5. Người Đức phải hợp tác trong việc loại trừ nguy cơ chủ nghĩa cộng sản…

Cũng vào thời gian này, Cục trưởng Tình báo đối ngoại Đức (SD) Valter Sellenberg đã đến Thuỵ Điển để thảo luận với phía Anh, Mỹ những điều kiện sơ bộ cho một giải pháp riêng rẽ. Quá trình này được kết thúc bằng các vòng đàm phán diễn ra tại Bern (Thuỵ Sĩ) vào cuối tháng 3 năm 1945, giữa trùm tình báo Mỹ Allen Dulles và đại diện phía Đức - Đại tướng SS Volph.

Tuy nhiên, hai bên đã không thống nhất được điều kiện đầu hàng của cụm quân Đức đóng ở Italia.

Sau khi Hitler tự tử, chính quyền Đức Quốc xã được chuyển giao cho Tổng tư lệnh hải quân, đô đốc Karl Dönitz. Ngay lập tức, vị tân “quốc trưởng” này đã phái đại diện đến gặp chỉ huy quân Anh-Mỹ đề nghị ngừng bắn và thống nhất hành động chống lại Hồng quân.

Tuy nhiên, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Anh-Mỹ Dwaight Eisenhower cho rằng sức mạnh Hồng quân vượt trội so với quân đội các nước phương Tây. Đồng thời, tâm lý chống phát xít của người dân Anh, Mỹ đang ở độ cao trào, nên ký hòa ước với quân Đức là “không phù hợp”.

Trước đó, vào tháng 4/1945, Thủ tướng Anh Churchill ra lệnh cho Bộ Tham mưu Anh lập kế hoạch cho một cuộc chiến tranh chống Liên Xô, kế hoạch mang tên “Operation Unthinkable” (Chiến dịch không thể tưởng tượng). Theo đó, chiến dịch tấn công Liên Xô sẽ bắt đầu ngày 1/7/1945 với sự tham gia của 47 sư đoàn quân Mỹ, Anh và Canada, cùng 10-12 sư đoàn quân Đức đang nằm phân tán ở khu vực Scandinavia.

Tuy nhiên, phía Mỹ không mặn mà với ý định của Churchill, bởi họ đang ngóng chờ Liên Xô tuyên chiến với Nhật ở Viễn Đông. Các nhà tham mưu quân đội Mỹ cũng đưa ra phép so sánh về tương quan lực lượng. Vào thời gian ấy, ở châu Âu, phía liên quân Anh-Mỹ-Canada có 103 sư đoàn lục quân, phía Hồng quân có thể huy động được 264 sư đoàn; liên quân có 8.798 máy bay, phía Hồng quân có 11.742 máy bay.

Hải quân là ưu thế duy nhất của liên quân. Tuy nhiên, vai trò của lực lượng này là không đáng kể đối với các chiến dịch trên bộ. Từ đây, một cuộc chiến kéo dài với những tổn thất khổng lồ là điều chắc chắn, khả năng liên quân giải quyết nhanh gọn chiến trường là rất hạn hẹp.

Thống tướng lục quân George Marshall từng đảm nhiệm cương vị Tham mưu trưởng lục quân Mỹ thời kỳ Thế chiến thứ 2. Trong cuốn sách “Về cuộc chiến ở châu Âu và Thái Bình Dương” phát hành cuối năm 1945, ông tiết lộ: “Cho đến giờ, thế giới vẫn không ngờ rằng số phận khối đồng minh từng treo trên sợi tóc”.

Còn Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1933-1944 Cordell Hull cũng thừa nhận: “Chính tinh thần chiến đấu anh dũng của Liên Xô đã cứu các nước Đồng minh khỏi vết nhục hòa bình riêng rẽ với Đức. Điều mà nếu trở thành sự thật thì thế giới lại phải bước vào một cuộc chiến tranh mới kéo dài 30 năm”.

Nguyên Phong

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Giữa tháng 10/1941, quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng áp sát thủ đô Moscow của Liên Xô. Các thành phố lân cận lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Quân phát xít có thể tiến vào Moscow bất cứ lúc nào.

Đề xuất quan trọng của Liên Xô làm thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

Đề xuất quan trọng của Liên Xô làm thay đổi cục diện Thế chiến thứ hai

Từ rất sớm, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã đề xuất thành lập một liên minh với Anh, Pháp, Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria để chống lại Đức Quốc xã.