Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu bước tiến vượt bậc của chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô. Sự kiện đồng thời cũng là đón giáng mạnh đối với tham vọng chinh phục không gian của Mỹ.

Chuyến bay kéo dài tổng cộng 108 phút trên tàu vũ trụ Phương Đông (Vostok 1) cũng giúp phi công Gagarin, lúc đó 27 tuổi trở thành người đầu tiên di chuyển quanh quỹ đạo Trái đất. Tàu vũ trụ Vostok 1 đã di chuyển quanh Trái đất ở độ cao tối đa là 301km, hoàn toàn dưới sự chỉ dẫn của một hệ thống điều khiển tự động.

{keywords}
Phi hành gia Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961. Ảnh: Indian Express

Tuyên bố duy nhất của phi hành gia Gagarin trong chuyến bay đó là: "Chuyến bay đang diễn ra bình thường. Tôi khỏe".

{keywords}
Ảnh: Word Press

Sau khi thông tin về chuyến đi lịch sử của Gagarin được loan báo, chàng phi công điển trai, khiêm tốn ngay lập tức trở thành nhân vật nổi tiếng toàn thế giới.

{keywords}
Gagarin được chào đón như người hùng tại Warsaw, Ba Lan năm 1961, sau sứ mệnh lịch sử với tàu vũ trụ Vostok 1. Ảnh: Word Press

Gagarin sau đó được trao tặng rất nhiều huân chương và danh hiệu cao quý, gồm cả Huân chương Lênin và Danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết. Nhiều nơi thuộc Liên Xô đã dựng tượng đài và đặt tên các đường phố theo tên Gagarin để vinh danh phi công đầu tiên bay vào vũ trụ.

{keywords}
Gagarin (giữa) được long trọng tiếp đón trong chuyến thăm London, Anh vào tháng 7/1961. Ảnh: Guardian

Việc Liên Xô đưa thành công người đầu tiên vào không gian ngày 12/4/1961 là đòn giáng mạnh đối với Mỹ, vì nước này đã lên lịch cho chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ vào tháng 5/1961.

Hơn thế nữa, mãi tới tháng 2/1962, chương trình không gian của Mỹ mới phóng thành công tàu vũ trụ Friendship 7, đưa phi hành gia John Glenn di chuyển 3 vòng quanh quỹ đạo Trái đất.

Vào thời điểm đó, Liên Xô đã gặt hái một thành tựu khác, đi trước Mỹ một bước trong "cuộc đua không gian", thông qua chuyến bay vào vũ trụ của Gherman Titov trên tàu Vostok 2 vào tháng 8/1961. Phi hành gia Titov đã di chuyển 17 vòng quanh quỹ đạo Trái đất và có hơn 25 giờ thám hiểm không gian.

{keywords}
Gagarin sau đó được trao tặng rất nhiều huân chương và danh hiệu cao quý, gồm cả Huân chương Lênin và Danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết. Ảnh: Word Press

Đối với Liên Xô, các thành tựu trên là minh chứng cho thấy sự ưu việt của chủ nghĩa cộng sản so với chủ nghĩa tư bản. Song, đối với những người làm việc trong chương trình Sputnik (dự án đưa vệ tinh đầu tiên vào không gian năm 1957) và sau đó là Vostok, các thành công còn gắn liền với tài năng của nhà khoa học, kỹ sư Sergei Pavlovich Korolev.

Korolev được coi là nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô, giúp Liên Xô vượt lên trên Mỹ trong cuộc đua chinh phục không gian vào những thập niên 1950 - 1960. Không giống như đồng nghiệp Mỹ Wernher von Braun, vai trò nòng cốt của Korolev trong chương trình không gian của Liên Xô được giữ bí mật cho đến khi ông qua đời vào năm 1966. Trong suốt thời gian làm việc, những người không liên quan chỉ biết đến Korolev với mật danh "Tổng công trình sư". 

{keywords}
Yuri Gagarin trò chuyện với "Tổng công trình sư" Sergei Pavlovich Korolev (phải) tháng 9/1961. Ảnh: Pinterest

Với đóng góp to lớn, ông Korolev từng hai lần được phong danh hiệu Anh hùng lao động (1956 và 1961), nhận giải thưởng Lênin 1957, ba lần được trao tặng Huân chương Lênin và là thành viên Viện Hàn lâm khoa học Xô viết từ năm 1958. Tên của ông cũng được đặt cho một con đường ở Moscow.

Sau khi Korolev qua đời vào năm 1966, ông được an táng tại nghĩa trang dưới chân tường Điện Kremlin, một vinh dự lớn lao dành cho những cá nhân xuất sắc, có nhiều cống hiến cho Liên Xô.

Quay trở lại với Gagarin, sau sứ mệnh lịch sử với tàu Vostok 1, ông trở thành giám đốc đào tạo tại Trung tâm huấn luyện phi hành gia của Liên Xô ở ngoại ô Moscow. Về sau, trung tâm này được đổi tên theo tên ông.

Gagarin mất năm 1968, khi chiếc máy bay MiG-15 ông đang lái thử nghiệm gặp tai nạn. Ông cũng được an táng tại nghĩa trang dưới chân tường Điện Kremlin.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Thế giới sốc trước tai nạn đường thủy kép thảm khốc

Ngày này năm xưa: Thế giới sốc trước tai nạn đường thủy kép thảm khốc

Cả thế giới chấn động trước thảm kịch kép chưa từng thấy: hai vụ tai nạn tàu xảy ra riêng rẽ ở hai khu vực khác nhau trên thế giới, trong cùng ngày, đã giết chết gần 400 người.

Ngày này năm xưa: Tháo ngòi nổ vụ chiến cơ Mỹ, Trung đâm nhau

Ngày này năm xưa: Tháo ngòi nổ vụ chiến cơ Mỹ, Trung đâm nhau

Ngày 11/4/2001, Trung Quốc đồng ý thả 24 quân nhân Mỹ, sau khi Washington "rất lấy làm tiếc" về việc phi công Trung Quốc thiệt mạng trong vụ va chạm giữa máy bay hai nước.

Ngày này năm xưa: Máy bay chở Tổng thống Ba Lan nổ tung

Ngày này năm xưa: Máy bay chở Tổng thống Ba Lan nổ tung

Vào ngày 10/4/2010, chiếc phi cơ chở vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski cùng nhiều quan chức cấp cao đã bị rơi ở miền tây nước Nga.

Tình tiết ly kỳ vụ xử gián điệp chấn động lịch sử Mỹ

Tình tiết ly kỳ vụ xử gián điệp chấn động lịch sử Mỹ

Julius và Ethel Rosenberg là những công dân Mỹ đầu tiên và cũng là cuối cùng bị chính phủ nước này xử tử vì tội hoạt động gián điệp kể từ 1953 tới nay.

Ngày này năm xưa: Biểu tượng của Saddam Hussein bị kéo đổ

Ngày này năm xưa: Biểu tượng của Saddam Hussein bị kéo đổ

Ngày 9/4/2003, bức tượng cao 12m của Tổng thống Saddam Hussein trên Quảng trường Firdos tại thủ đô Baghdad của Iraq bị kéo đổ.