Theo thỏa thuận đạt được ngày 25/3, Mỹ sẽ cung cấp cho EU ít nhất 15 tỷ mét khối nhiên liệu bổ sung vào cuối năm nay.

{keywords}
Giá khí đốt hóa lỏng (LNG) đã leo thang kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra ngày 24/2. Ảnh: Reuters

EU trước đó tuyên bố, trong năm 2022, khối sẽ cắt giảm tới 2/3 lượng khí đốt đang sử dụng của Nga nhằm đáp trả việc nước này mở chiến dịch tấn công vào Ukraine. Quyết định đồng nghĩa các nước thành viên của khối sẽ phải tăng nhập khẩu từ các quốc gia khác và tạo ra nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn.

Tờ Der Spiegel ngày 25/3 dẫn một bản ghi nhớ của Bộ Y tế Đức cho biết, nước này muốn giảm một nửa sự phụ thuộc vào dầu mỏ Nga vào giữa năm nay cũng như không còn nhập khẩu than đá từ xứ sở bạch dương vào mùa thu này.

Cũng theo tạp chí, các quan chức thuộc Bộ Kinh tế Đức đang "cân nhắc lựa chọn" thiết lập 3 nhà máy nổi khai thác LNG. "Chính phủ Đức đang xem xét các địa điểm khả thi ở biển Bắc và biển Baltic, những nơi có thể sử dụng trong ngắn hạn và trong một số trường hợp ngay cho mùa đông 2022 - 2023", trích bản ghi nhớ.

Theo BBC, thỏa thuận khí đốt mới được công bố đúng lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến công du 3 ngày đến Brussels, Bỉ để tham dự một loạt hội nghị thượng đỉnh của EU và NATO nhằm thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine cũng như đưa ra những cam kết hỗ trợ mới dành cho Kiev.

Nga hiện là nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu. Chiến dịch quân sự của Moscow ở nước láng giềng đã khiến giá dầu mỏ và khí đốt tăng vọt lên mức cao kỷ lục, gây khó khăn cho các nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục hậu Covid-19 khắp toàn cầu.

Tuấn Anh

Chuyến công du châu Âu 'nặng gánh" của ông Biden

Chuyến công du châu Âu 'nặng gánh" của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này sẽ công du châu Âu để tham dự một chuỗi cuộc họp khẩn cấp với các lãnh đạo thế giới khác, tập trung vào chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.