Để chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt này, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ rất lâu và mời hải quân nhiều nước cử chiến hạm tới dự.

Bắc Kinh huy động hàng chục tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay… trong đó có tàu sân bay Liêu Ninh, khu trục hạm cỡ lớn Type 055, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094A... 

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc duyệt đội hình.

Đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt đội hình tàu chiến, với khu trục hạm Type 052D số hiệu 117 mang tên Tây Ninh được lựa chọn làm soái hạm đón ông.

{keywords}
Tàu đổ bộ Wuzhishan của Trung Quốc tham gia buổi lễ. Ảnh: Tân Hoa Xã

Reuters dẫn lời Collin Koh, một chuyên gia về an ninh khu vực, nhận định, các bằng chứng sẵn có cho thấy tàu ngầm lớn tham gia diễu binh là một loại cải tiến của các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo hạng Jin của Trung Quốc.

{keywords}
Tàu Type-52 Thái Nguyên tham gia lễ kỷ niệm. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tổng cộng 61 quốc gia gửi đoàn đến dự lễ kỷ niệm thành lập của Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, có tới 13 quốc gia cử tàu chiến tới, trong đó có Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và Australia. Trong danh sách này không có Mỹ.

{keywords}
Tàu khu trục Đô đốc Gorchkov của Nga tại cảng Thanh Đảo. (Ảnh: CCTV)
{keywords}
Tàu khu trục tên lửa của Ấn Độ INS Kolkata tại Thanh Đảo. (Ảnh: CCTV)
{keywords}
Chiến hạm HMAS Melbourne của Hải quân Australia tham gia buổi lễ. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
{keywords}
Chiến hạm BNS Prottoy của Brunei tham gia buổi. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
{keywords}
Chiến hạm RSS Stalwart của Hải quân Singapore tham gia buổi. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Mang tham vọng xây dựng lực lượng hải quân đẳng cấp thế giới, Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động tập trận và mua sắm vũ khí các loại.

Hải quân Trung Quốc có quân số trên 250.000 người, nắm trong tay khoảng 512 chiến hạm và trên 710 máy bay quân sự. Họ triển khai nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài, trong đó có bảo vệ tàu buôn ở Vịnh Aden và ngoài khơi Somalia.

Thanh Hảo