Lần đầu tiên, hậu quả của sự tác động như vậy ở mức độ đáng kể xuất hiện trong Thế chiến thứ nhất. Tại Pháp, các hoạt động quân sự, các cuộc bắn pháo, các đợt xây dựng công trình quân sự và đường giao thông đã tàn phá 100.000 ha đất canh tác và 600.000 ha rừng.

Trong 4 năm chiến tranh, 18 triệu mét khối gỗ đã bị thất thoát trong quá trình thực hiện các chiến dịch quân sự, 12 triệu mét khối bị chặt sử dụng cho các nhu cầu dân sự, 22 triệu mét khối bị quân Đức lấy đi và 11 triệu mét khối phục vụ cho các yêu cầu của quân Đồng minh.

Hiện nay, tác động hủy diệt nhất đối với môi trường sinh thái trái đất là vũ khí hạt nhân. Trước hết, đó là khả năng phá hủy tầng ôzôn ở tầng bình lưu trái đất, tầng này có tác dụng bảo vệ sự sống khỏi các liều hủy diệt bức xạ cực tím của mặt trời. Cường độ quá mức bức xạ đó có thể dẫn đến việc gia tăng số lượng các bệnh ung thư da, mù lòa, làm giảm năng suất mùa màng.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân ở cấp độ lớn, bề mặt trái đất sẽ tràn ngập các liều phóng xạ trong dải sóng cực tím 0,24-0,26 micrômét, dẫn đến những đột biến mạnh trong cơ thể sống, thậm chí hủy diệt chúng.

{keywords}
Ảnh minh họa về ‘mùa đông hạt nhân’. Ảnh: Russia Beyond

Cùng với phá hủy tầng ôzôn, việc sử dụng tập trung vũ khí hạt nhân có thể gây ra hiện tượng “đêm hạt nhân”, sau đó là “mùa đông hạt nhân”. “Cơ chế” chuyển từ “đêm hạt nhân” đến “mùa đông hạt nhân” như sau: Do tầng khí quyển xuất hiện khói dầy đặc, bức xạ mặt trời không thể đến bề mặt trái đất được mà bị hấp thụ trong tầng khí quyển, các lớp bề mặt trên trái đất sẽ bị lạnh đi hàng chục độ. Trong khi đó, sự tuần hoàn khí quyển sẽ dẫn đến việc tạo ra các vùng đặc biệt lạnh.

Theo tính toán, một tháng sau xung đột hạt nhân với việc sử dụng 1.000 megaton thuốc nổ hạt nhân, nhiệt độ tại châu Âu và trên bán đảo Ảrập sẽ giảm đi 500, tại vùng Kamchatka  (Nga) và đông bắc Mỹ giảm 400, tại vùng Alaska và tây bắc Mỹ giảm 30-350, khu vực Trung Mỹ giảm 200.

Các đám cháy sẽ còn tiếp tục hàng vài tuần, những đám mây dày đặc khói, bụi sẽ che khuất cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Lục địa ở vùng nhiệt đới cũng sẽ bị lạnh đi dưới không độ, tại các vùng ven sông, biển sẽ có tuyết rơi, bắt đầu nạn hạn hán mọi chỗ. Và đối với nhân loại, mùa đông hạt nhân ảm đạm dài dằng dặc sẽ bắt đầu.

Trong các biện pháp tiến hành chiến tranh địa-vật lý có thể trong tương lai, rất nguy hiểm là việc gây ra động đất nhân tạo (địa chấn). Để tạo ra các trận động đất phục vụ các mục đích quân sự, có thể sử dụng “hiệu ứng trigger” (cơ cấu cò súng), chẳng hạn, bơm thụt một lượng nước không lớn vào lòng đất gây áp suất thủy động lực ở một vùng để tạo ra một trận động đất đủ lớn tại một vùng địa lý khác.

Không kém phần nguy hiểm là sóng thần nhân tạo. Đó là việc tạo các dao động cộng hưởng tại các eo biển, các cảng biển quân sự để gây tổn hại cho các tàu chiến neo đậu tại đó, đặc biệt là các tàu sân bay và các hệ thống bảo đảm hoạt động của chúng.

Một số nước phát triển còn tìm cách điều khiển chế độ khí hậu nước phục vụ cho mục đích quân sự. Đã có các dự án với các mức độ khác nhau – từ hiệu chỉnh sự tuần hoàn khí quyển tới việc tạo ra chế độ nhiệt tại khu vực cụ thể. Điển hình là tạo ra các đám mây và hội tụ mây bằng các hột băng khô và bạc i-ốt.

Thực chất, đây là việc “thu gom” trên quy mô lớn các đám mây bằng các thuốc thử hóa học, từ đó, gây ra thảm họa ngập lụt cho các khu vực đóng quân đối phương, cắt đứt các tuyến đường chuyển quân và cung ứng cho bộ đội…

Các cơn mưa “ngoài kế hoạch” có thể làm cho thiết bị điện tử bị hỏng hóc- nhất là các trạm định vị vô tuyến cho tên lửa phòng không. Nguyên nhân là các hội tụ rơi có các đặc tính của các cơn mưa a-xít.

Người ta cũng có thể gây ngập nhân tạo bằng các đòn đánh định hướng bằng bom có điều khiển, bom la-de vào các mục tiêu là các đập, đê chắn nước.

Trong tương lai, các mục đích quân sự có thể còn được “hưởng lợi” nhiều hơn từ việc phát minh các phương tiện, các phương pháp tinh vi hơn tác động lên môi trường. Tuy nhiên, việc can thiệp không hạn chế và không kiểm soát vào các quá trình tự nhiên, ngoài việc gây nguy hiểm cho tính mạng con người, còn có thể dẫn đến việc phá hủy độ ổn định môi trường sinh thái trái đất.

Do vậy, không thể không cảnh giác trước chiến tranh địa-vật lý ở mọi cấp độ.

                                            >>> Đọc tin thế giới 24h trên VietNamNet

Nguyên Phong

Sức mạnh răn đe hạt nhân Pháp tầm cỡ như thế nào?

Sức mạnh răn đe hạt nhân Pháp tầm cỡ như thế nào?

Mục tiêu chính sách của Pháp là duy trì khả năng răn đe hạt nhân độc lập, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, lợi ích cốt lõi.

Mổ xẻ sức mạnh hạt nhân Israel

Mổ xẻ sức mạnh hạt nhân Israel

Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài, hiện Israel có từ 75-200 đơn vị vũ khí hạt nhân, bao gồm bom, đầu đạn tên lửa và có thể cả vũ khí chiến thuật.