Mỹ đã rút ít nhất 3 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot khỏi Vùng Vịnh, trong khi lại có kế hoạch tái triển khai hệ thống này để “tập trung vào Trung Quốc và Nga”.

Một hệ thống tinh vi, khôn ngoan

Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không, do Công ty Raytheon sản xuất, có thể vận chuyển đi khắp thế giới bằng máy bay vận tải C-5 B/C/M Galaxy. Lần đầu tiên được triển khai năm 1984, qua các lần nâng cấp, đến nay Patriot đã có thế hệ PAC-3.

Hệ thống tên lửa Patriot gồm 4 tổ hợp: hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống chỉ huy điều khiển; hệ thống radar cảnh giới; hệ thống dẫn đường. Bốn thành phần này được tích hợp, tạo ra một hệ thống có tính cơ động rất cao. Hiện nay, hệ thống tên lửa Patriot đã được mô-đun hóa nên việc triển khai một khẩu đội chỉ mất khoảng 1 giờ.

{keywords}
Tên lửa Patriot của Mỹ

Tổ hợp quan trọng nhất trong hệ thống tên lửa Patriot là hệ thống radar AN/MPQ-53/65. Đây là radar mạng pha quét điện tử thụ động, dòng AN/MPQ-53 sử dụng cho hệ thống tên lửa PAC-2 và dòng AN/MPQ-65 sử dụng cho hệ thống tên lửa PAC-3.

Loại radar này cho phép phát hiện, xác định, bám dẫn tên lửa tiêu diệt mục tiêu; điều khiển bằng điện tử quét từng phần của bầu trời sau vài micro giây, và rất khó bị gây nhiễu… Đây là sự khác biệt với các hệ thống tên lửa khác, vốn cần phải có một số radar cho các nhiệm vụ trên.

Một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống tên lửa Patriot là tiến công đối đầu trực diện với tên lửa đối phương, làm xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn so với các phương thức khác.

Tiến trình đánh chặn 1 tên lửa đạn đạo bằng 2 tên lửa Patriot diễn ra như sau: Khi 1 tên lửa đạn đạo được radar phát hiện, radar đánh giá sơ bộ về tốc độ, độ cao, cách xử lý, diện tích radar hiệu dụng của mục tiêu.

Khi những dữ liệu về mục tiêu đạt chuẩn, thì mục tiêu dưới dạng 1 tên lửa đạn đạo sẽ được hiển thị trên màn hình của trắc thủ; tại trạm điều khiển AN/MSQ-104, sỹ quan chỉ huy tác chiến đánh giá tốc độ, độ cao, quỹ đạo… của mục tiêu, sau đó lệnh cho trắc thủ đưa hệ thống phóng từ chế độ chờ sang chế độ phóng.

Việc phóng tên lửa diễn ra tự động tại thời điểm máy tính xác định mục tiêu sẽ bị tiêu diệt lớn nhất; hệ thống máy tính sẽ xác định ống phóng nào trong khẩu đội có khả năng tiêu diệt được mục tiêu, quả tiếp theo sẽ được phóng sau 4 giây.

Khi tên lửa rời bệ phóng, radar tiếp tục bám mục tiêu và nạp những thông tin mới về mục tiêu cho tên lửa. Tên lửa bay tới giai đoạn cuối, radar dải tần Ka tại đầu tên lửa bắt tín hiệu từ tên lửa đạn đạo và điều khiển tên lửa đánh chặn về hướng mục tiêu đang bay tới. Động cơ điều chỉnh hướng trên tên lửa đánh chặn sẽ điều chỉnh sao cho 2 đầu đạn nằm trên cùng quỹ đạo.

Tên lửa đánh chặn thứ nhất lao thẳng vào đầu đạn tên lửa đạn đạo và phá hủy; tên lửa đánh chặn thứ hai sẽ tìm kiếm bất kỳ mảnh vỡ nào và xác định đó có phải là đầu đạn và tiến công phá hủy.

PAC-3 “út” nhưng “chất” nhất

Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 được nâng cấp từ PAC-2. PAC-3 được coi là “sở trường” để đối phó/ đánh bại/ tiêu diệt các mối đe dọa mới nhất và tăng cường khả năng của tên lửa Patriot trong thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong tình hình mới; là thành phần then chốt của toàn bộ việc cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD), góp phần mở rộng không gian chiến trường, nâng cao độ chính xác và khả năng sát thương mục tiêu.

Patriot PAC-3 sử dụng động cơ rốc-két một tầng, nhiên liệu rắn với cơ cấu điều khiển độc cao đặc biệt để cơ động trong khi bay; được trang bị đầu đạn HE nổ mảnh có đương lượng nổ 73kg với ngòi nổ cận đích. Độ cao bay tối đa của loại tên lửa này khoảng 15.000m; tầm bay tối đa khoảng 15.000m. Tên lửa dài 5,2m, đường kính thân 25cm, sải cánh 50cm, tốc độ tối đa khoảng 6.500 km/h, trọng lượng phóng 312kg.

Nó có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa như tên lửa đường đạn chiến dịch-chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa hành trình, các loại máy bay hiện đại…

Các chuyên gia quân sự cho rằng, tên lửa PAC-3 là bước nhảy vọt về chất so với bất kì hệ thống tên lửa phòng không nào, khi nó đạt tới khả năng bảo vệ máy bay tiêm kích trong những thời điểm quyết định.

Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 có 4 bộ phận chính: Truyền tin, chỉ huy - điều khiển, giám sát radar và dẫn tên lửa. Bốn bộ phận này tích hợp tạo thành một hệ thống phòng không cơ động cao, an ninh và phối hợp. Tất cả các thành phần (bao gồm bộ phận điều khiển hỏa lực và các bệ phóng) được lắp đặt trên xe tải hoặc xe moóc; radar được lắp đặt trên xe moóc M860, kéo bằng xe tải M983 HEMTT (8 bánh).

Phần mềm chẩn đoán hỏng hóc lắp bên trong và các máy tính có vai trò xác định những trục trặc trong hệ thống, làm cho việc sửa chữa và bảo dưỡng dễ dàng. Các khẩu đội Patriot PAC-3 có thể giao diện với tiểu đoàn Hawk, các máy bay kiểm soát và báo động sớm trên không (AWACS).

Đến nay, hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 đã được nâng cấp toàn diện và được trang bị trong quân đội của 16 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Đức, Israel, Nhật Bản, Hà Lan là những nước đã nâng cấp và trang bị toàn bộ hệ thống tên lửa Patriot PAC-2+ và PAC-3.

Nguyên Phong

Nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập tại Biển Đông

Nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập tại Biển Đông

Hải quân Mỹ cho biết, việc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được triển khai ở Biển Đông nhằm thể hiện cam kết của nước này trong khu vực.

Mỹ cân nhắc đưa tàu chiến tới Biển Đen cảnh báo Nga

Mỹ cân nhắc đưa tàu chiến tới Biển Đen cảnh báo Nga

Mỹ được cho là có thể điều các tàu chiến của hải quân nước này vào khu vực Biển Đen trong vòng vài tuần tới, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraina.