Theo thống kê của trang Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 18/8, dịch Covid-19 vẫn hoành hành ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm mầm bệnh cho hơn 22 triệu người và cướp đi mạng sống của gần 776.600 nạn nhân.

{keywords}
Các nhân viên y tế lấy xét nghiệm nhanh Covid-19 tại Indian Wells, California, Mỹ. Ảnh: Reuters

Mỹ tiếp tục dẫn đầu danh sách với hơn 5,6 triệu ca dương tính và trên 173.600 ca tử vong.

Ở vị trí thứ 3 sau Mỹ và Brazil, Ấn Độ ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 qua đời ở mức cao nhất trong 24 giờ, với 880 trường hợp. Như vậy, tính đến hiện tại, quốc gia châu Á này có hơn 2,7 triệu người nhiễm Covid-19 và gần 52.000 người tử vong.

Trên toàn cầu, đại dịch vẫn diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường, với châu Mỹ tiếp tục là tâm dịch nghiêm trọng nhất. Nhiều quốc gia cũng đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh lần 2 và lần 3.

Loạt chỉ thị của Tổng thống Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vừa ban hành 4 chỉ thị quan trọng nhằm tăng cường các biện pháp phòng dịch, bao gồm hệ thống hỗ trợ đối phó khẩn cấp liên ngành, khởi động hệ thống ứng phó chung tại các địa phương sẵn sàng khu vực điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ, dốc toàn lực để phòng dịch tại thủ đô Seoul cùng tỉnh Gyeonggi, và không để lọt lỗ hổng trong thực hiện giãn cách xã hội mức II.

Ông Moon đặc biệt lưu ý tình trạng lây nhiễm tập thể tại các nhà thờ và yêu cầu các cơ sở này phải tuân thủ triệt để các biện pháp phòng dịch, chẳng hạn như xét nghiệm, điều tra dịch tễ học, tự cách ly tại nhà và không để virus lan ra cộng đồng.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc tuyên bố sẽ nghiêm trị những trường hợp vi phạm và không tuân thủ quy tắc phòng dịch.

Malaysia và Singapore tái mở cửa biên giới chung

Việc đi lại giữa Malaysia và Singapore đã được nối lại ngày 17/8 sau khi đóng cửa từ tháng 3 để ngăn dịch bệnh. Tuy vậy, số người tối đa được phép thông quan hai chiều mỗi ngày là 2.060.

Malaysia đóng cửa biên giới vì dịch Covid-19 kể từ 18/3. Trước đó, mỗi ngày có hơn 300.000 người đi lại giữa nước này với Singapore, trong đó khoảng 100.000 người Malaysia thường xuyên đến và đi từ Singapore để làm việc hoặc học tập.

Hai quốc gia Đông Nam Á đều tuyên bố đã khống chế được dịch Covid-19.

Philippines thử nghiệm thuốc trị Covid-19

Philippines vừa triển khai thử nghiệm Avigan - một loại thuốc chống cúm của Nhật Bản - để đánh giá hiệu quả của dược phẩm này trong điều trị Covid-19.

Theo Thứ trưởng Y tế Philippines, đợt thử nghiệm sẽ kéo dài 90 ngày và bước đầu được thực hiện tại 4 bệnh viện ở thủ đô Manila. Những người tham gia sẽ chia làm 2 nhóm. Một nhóm được điều trị theo phác đồ hiện có ở các bệnh viện, còn nhóm kia cũng theo phác đồ này nhưng thêm thuốc Avigan.

Avigan là tên của loại thuốc chống virus favipiravir. Sản phẩm của một chi nhánh thuộc công ty Fujifilm Holdings, được đánh giá có thể trị được Covid-19. Mới đây, Fujifilm Holdings bày tỏ hy vọng các cuộc thử nghiệm tính hiệu quả của Avigan tại Nhật Bản sẽ hoàn tất trong tháng 9 và sớm được thông qua.

Đầu năm nay, Thủ tướng Abe Shinzo từng mong muốn Avigan sẽ được phép dùng cho bệnh nhân Covid-19 vào tháng 5. Tuy nhiên, một báo cáo khi đó không công nhận tính hiệu quả của thuốc này trong điều trị Covid-19.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.


Thanh Hảo
 

Trung Quốc cấp bằng sáng chế vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên

Trung Quốc cấp bằng sáng chế vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên

Loại vắc-xin này có tên là Ad5-nCoV do công ty dược sinh học CanSino Biologics Inc. phối hợp với nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nghiên cứu sản xuất.

Thụy Sĩ phát hiện mầm bệnh Covid-19 trên da người có xét nghiệm âm tính

Thụy Sĩ phát hiện mầm bệnh Covid-19 trên da người có xét nghiệm âm tính

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Basel vừa ghi nhận một trường hợp dương tính với virus corona từ một mẫu da, dù xét nghiệm dịch họng của người này cho kết quả âm tính.