Theo Worldometers, tính đến sáng sớm 19/10 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã có hơn 40,2 triệu người nhiễm virus corona chủng mới, trên 1,1 triệu trường hợp tử vong. Tuy nhiên, hơn 30 triệu ca bệnh khắp toàn cầu đã được chữa khỏi.

{keywords}
 Khách bộ hành đeo khẩu trang phòng chống lây nhiễm Covid-19 ở trung tâm thành phố Fargo, bang Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Mỹ đối mặt làn sóng lây nhiễm thứ ba

Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về dịch với gần 8,4 triệu ca mắc và 224.725 bệnh nhân tử vong. Theo CNBC, số ca bệnh tăng mạnh trở lại làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ ba tại nước này.

Kết quả phân tích các dữ liệu thống kê hàng tuần của Đại học Johns Hopkins cho thấy, số ca mắc Covid-19 đang tăng hơn 5% ở 38/50 bang của Mỹ. Xứ sở cờ hoa ghi nhận trung bình thêm gần 55.000 ca bệnh mỗi ngày, tăng hơn 16% so với cách đây một tuần.

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) kêu gọi nhà chức trách siết chặt các biện pháp phòng chống dịch. "Hiện vẫn chưa quá muộn để áp dụng các biện pháp tốt cho sức khỏe cộng đồng một cách mạnh mẽ. Tôi nhấn mạnh lần nữa rằng, việc đó không nhất thiết đòi hỏi phải đóng cửa đất nước”, ông Fauci, cố vấn cấp cao cho Nhà Trắng trong cuộc chiến chống virus corona chủng mới, nói.

Châu Âu đón tin buồn

Báo Guardian đưa tin, châu Âu vừa vượt qua mốc 250.000 ca tử vong vì virus. Cụ thể, tổng số người thiệt mạng hiện lên tới 250.030 người trong tổng số gần 7,4 triệu ca mắc trên toàn châu lục. Trong đó, 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Anh, Italia, Tây Ban Nha, Pháp và Nga chiếm tới hơn 2/3 tổng số ca tử vong.

Số ca nhiễm mới Covid-19 ở châu Âu đang có chiều hướng gia tăng, với khoảng 1/3 số ca bệnh hàng ngày được phát hiện ở các nước Tây Âu. Châu lục đang ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều hơn cả Mỹ, Ấn Độ và Brazil cộng lại.

Diễn biến dịch phức tạp buộc nhiều chính phủ trong khu vực phải tăng cường và siết chặt các biện pháp ứng phó.

Italia trao thêm quyền chống dịch cho các thị trưởng

Thủ tướng Italia Giuseppe Conte hôm 18/10 thông báo, các thị trưởng sẽ có quyền áp lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối tại các thành phố và thị trấn của họ nếu thấy cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh nguy hiểm.

Ông Conte cũng công bố một loạt biện pháp giới hạn mới nhằm dập dịch. Theo đó, các nhà hàng sẽ phải đóng cửa vào lúc nửa đêm và không phục vụ quá 6 người mỗi bàn. Các quán bar đóng cửa lúc 6 giờ tối và tạm thời không được phục vụ đồ ăn cho khách.

Các trường học sẽ vẫn mở cửa, trong khi các phòng tập gym và bể bơi có thời hạn 1 tuần để siết chặt các biện pháp an toàn. Một số vùng, kể cả Campania đã cho đóng cửa các cơ sở giáo dục tới tận cuối tháng 10.

Thông báo của ông Conte được phát đi sau khi Italia hôm 18/10 trải qua một ngày lây nhiễm nghiêm trọng nhất từ trước tới nay với 11.705 ca mắc mới, phá kỷ lục 10.925 ca nhiễm của một ngày trước đó, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên hơn 414.000 trường hợp. Số ca tử vong tại quốc gia này hiện là 36.543 người, tăng 69 trường hợp trong vòng 24 giờ qua.

Ireland tái áp đặt giới hạn toàn quốc

Bộ trưởng Giáo dục đại học Ireland Simon Harris cho biết, chính phủ nước này sẽ cho triển khai các biện pháp giới hạn "quyết liệt" khắp toàn quốc nhằm dập dịch từ ngày 19/10, nhưng sẽ không tái áp đặt lệnh phong tỏa như hồi đầu năm nay.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia RTE hôm 18/10, ông Harris, người từng giữ chức Bộ trưởng Y tế trong giai đoạn Ireland áp phong tỏa nghiêm ngặt từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 cho biết, cách đây 2 tuần, chính phủ nước này đã từ chối đề xuất của các lãnh đạo y tế về việc nâng cuộc chiến chống dịch lên mức cao nhất (mức 5). Thay vào đó, nhà chức trách chỉ siết chặt các biện pháp giới hạn theo từng vùng. Song, theo ông Harris, các biện pháp mức độ 3 này không hiệu quả.

Hôm 17/10, Ireland phá vỡ kỷ lục về số ca mắc Covid-19 trong một ngày, lần thứ 4 chỉ trong vòng một tuần, nâng số ca nhiễm trung bình trên mỗi 100.000 người dân trong 14 ngày qua lên 232 người. Đây là tỉ lệ lây nhiễm cao thứ 12 trong số 31 nước nằm dưới sự giám sát của Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh dịch châu Âu.

Thủ tướng Slovakia yêu cầu xét nghiệm toàn dân

Hãng thông tấn quốc gia TASR ngày 18/10 đưa tin, Thủ tướng Igor Matovic vừa công bố kế hoạch xét nghiệm kiểm dịch đối với mọi người dân từ 10 tuổi trở lên ở nước này.

Sau khi chứng kiến việc tăng mạnh số ca nhiễm Covid-19 khắp toàn quốc, ông Matovic tin rằng cách duy nhất để khống chế dịch là thông qua xét nghiệm diện rộng.

Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Matovic cam kết sẽ từ chức nếu không thể xúc tiến chiến dịch "xét nghiệm miễn phí" cho 5,4 triệu người dân. Chiến dịch dự kiến mất 2 tuần chuẩn bị để có thể triển khai từ cuối tháng 10.

Hiện vẫn chưa rõ mọi người dân từ 10 tuổi trở lên có bắt buộc phải xét nghiệm kiểm dịch hay không.

Tuấn Anh 

Thế giới hơn 38 triệu ca Covid-19, châu Âu siết biện pháp dập dịch

Thế giới hơn 38 triệu ca Covid-19, châu Âu siết biện pháp dập dịch

Diễn biến dịch phức tạp buộc nhiều nước châu Âu phải siết chặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.

 

Tổng thống Mỹ nhập viện, WHO phê chuẩn xét nghiệm nhanh Covid-19

Tổng thống Mỹ nhập viện, WHO phê chuẩn xét nghiệm nhanh Covid-19

Chỉ không đầy 24 giờ kể từ được chẩn đoán dương tính với Covid-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải nhập viện quân y để điều trị.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.