Theo Reuters, các nhà lập pháp Hàn Quốc, hôm nay (3/8), đã cho biết như vậy sau khi họ được giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Park Jie-won báo cáo tóm tắt tình hình.

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng còn yêu cầu nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ để có thể mua về quần áo và rượu ngon.

{keywords}
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Reuters 

Thông tin trên được đưa ra chỉ một tuần sau khi hai miền Triều Tiên khôi phục các đường dây nóng mà quốc gia phía bắc đã đình chỉ một năm trước.

"Triều Tiên nêu điều kiện trước tiên để nối lại đối thoại là Mỹ phải cho phép xuất khẩu khoáng sản và nhập khẩu dầu tinh chế cùng các mặt hàng cần thiết", ông Ha Tae-keung – một thành viên ủy ban tình báo quốc hội Hàn Quốc – nhắc lại lời giám đốc Park khi trao đổi với báo chí.

Trong các bản tin hôm nay, báo chí nhà nước Triều Tiên không đề cập gì đến yêu cầu mới là dỡ bỏ cấm vận đổi lấy tái khởi động đàm phán. 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên vì nước này vẫn theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất chấp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006, và đã bắn thử các tên lửa có thể tấn công Mỹ. 

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng áp đặt các đòn trừng phạt riêng nhằm vào Triều Tiên.  

Triều Tiên không thử vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa (ICBM) kể từ năm 2017, trước thềm cuộc gặp lịch sử năm 2018 giữa Tổng thống Mỹ khi đó, ông Donald Trump, và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Trump còn có hai cuộc gặp tiếp theo với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng không đạt được tiến bộ nào trong việc thúc ép Triều Tiên từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân để đổi lấy nới lỏng cấm vận.  

Kim Byung-kee, một nhà lập pháp của Hàn Quốc, nhận định Triều Tiên hình như vẫn tức giận vì Mỹ không nhượng bộ trước việc nước này tạm hoãn thử nghiệm hạt nhân và ICBM.

"Mỹ nên thuyết phục họ trở lại đối thoại bằng cách điều chỉnh lại một số lệnh trừng phạt", ông Kim bình luận.

Hồi tháng 3, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden nói với Reuters rằng Triều Tiên không hồi đáp đề nghị ngoại giao hậu trường của Washington.

Sau khi tiến hành đánh giá chính sách Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố sẽ tìm kiếm cơ hội ngoại giao để đạt tới mục đích Triều Tiên giải trừ hạt nhân hoàn toàn.

Trong bối cảnh đó, các cuộc tập trận thường niên của Mỹ và Hàn Quốc trong tháng 8 có thể cản trở bất kỳ một bước đi tích cực nào, vì Bình Nhưỡng coi các hoạt động quân sự này là tập dượt xâm lược. 

Theo nhà lập pháp Ha Tae-keung, ông Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã bày tỏ mong muốn tạo dựng lại sự tin tưởng và cải thiện quan hệ từ hồi tháng 4 vừa qua, và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đề nghị tái kết nối các đường dây nóng.

Theo các quan chức ở Seoul, Bình Nhưỡng hiện cũng khoảng cần 1 triệu tấn gạo vì nền kinh tế nước này đang gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu và đại dịch Covid-19.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đánh giá kinh tế Triều Tiên năm 2020 đã bị sụt giảm mạnh nhất trong 23 năm qua


Thanh Hảo

Thế tiến thoái lưỡng nan của Hàn Quốc

Thế tiến thoái lưỡng nan của Hàn Quốc

Các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ được coi là một biến số quan trọng trong cải thiện quan hệ liên Triều.