Tại một cuộc họp báo hôm 12/3, phát ngôn viên WHO Margaret Harris cho biết, chế phẩm của AstraZeneca là "một vắc-xin tuyệt vời" và hiện các chuyên gia chưa phát hiện bất kỳ mối liên hệ nhân quả nào giữa việc tiêm vắc-xin này với các vấn đề sức khỏe của người dùng.

{keywords}
 

"Điều rất quan trọng là phải hiểu rằng, chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắc-xin AstraZeneca. Tất cả những gì chúng tôi đang làm là những gì chúng tôi luôn thực hiện: điều tra mọi dấu hiệu về an toàn", bà Harris nhấn mạnh.

Reuters dẫn lời đại diện WHO cho biết thêm, một ủy ban cố vấn toàn cầu của cơ quan này đang xem xét các báo cáo về mức độ an toàn của vắc-xin AstraZeneca và sẽ công bố đầy đủ mọi phát hiện.

Động thái diễn ra trong bối cảnh nhà chức trách y tế ở một số nước, bao gồm cả Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Thái Lan đã cho ngưng tiêm phòng vắc-xin này sau khi nhận được các báo cáo về tình trạng bị đông máu ở một vài trường hợp đã chủng ngừa. Bà Harris gọi quyết định tạm dừng này là "biện pháp phòng ngừa".

Trong khi đó, Anh, Pháp và Canada tuyên bố vẫn tiếp tục tiêm vắc-xin AstraZeneca vì tin chế phẩm mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro.

Tính tới ngày 9/3, khoảng 268 triệu liều vắc-xin AstraZeneca đã được phân bổ khắp toàn cầu. WHO nói, cho đến nay, cơ quan chưa nhận được báo cáo của quốc gia nào về bất kỳ trường hợp tử vong nào liên quan tới vắc-xin nói trên.

Tuấn Anh

Đan Mạch, Na Uy, Áo đồng loạt ngừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca

Đan Mạch, Na Uy, Áo đồng loạt ngừng sử dụng vắc-xin AstraZeneca

Cơ quan y tế Đan Mạch và Na Uy cho biết, họ đã tạm dừng sử dụng vắc-xin ngừa Covid-19 AstraZeneca sau khi có một số người được tiêm bị đông máu.

Vắc-xin AstraZeneca ngừa biến thể virus hiệu quả, thế giới hơn 92 triệu ca khỏi Covid-19

Vắc-xin AstraZeneca ngừa biến thể virus hiệu quả, thế giới hơn 92 triệu ca khỏi Covid-19

Các dữ liệu ban đầu từ một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng dược AstraZeneca hiệu quả trong việc phòng chống P1, biến thể virus được phát hiện ở Brazil.