Nhận định này được nguyên Phó chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh đưa ra tại hội thảo giải pháp công nghệ cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam diễn ra hôm qua.

Theo ông Lĩnh, vận tải hành khách tốc độ cao phải đặt trong bức tranh vận tải tổng thể. Chúng ta có quy hoạch 31 sân bay, trong đó 26 sân bay đáp ứng tốt nhu cầu đi lại nhanh chóng của hành khách.

“Lượng hành khách đi thẳng một mạch từ Hà Nội vào Sài Gòn sẽ không chọn đường sắt tốc độ 350km/h, kể cả là 500km/h vì không giải quyết được vấn đề tốc độ. Vinh hay các nơi khác thì lượng hành khách quá thấp”, ông Lĩnh lưu ý.  

{keywords}
Ảnh: T.Hằng

Ông cho rằng, đường sắt cao tốc rất ưu việt nhưng chưa xuất phát từ nhu cầu của chúng ta.

“Xu hướng làm đường sắt cao tốc hiện nay có lẽ Trung Quốc đi đầu, số km bằng tất cả các nước cộng lại. Địa hình Trung Quốc khổng lồ với lượng dân số cũng như vậy, sự giao thương giữa các TP lớn của Trung Quốc như một thị trường. Vì vậy chỉ có Trung Quốc mới sử dụng đường sắt cao tốc 350km/h”, ông Lĩnh nhấn mạnh. 

Ngoài ra, ông cũng lưu ý, trong bất kể dự án nào, quan trọng nhất chính là giải phóng mặt bằng.

“Trung Quốc làm đơn giản vì không có chuyện chi quá nhiều cho giải phóng mặt bằng. Hiện ta chi cho giải phóng mặt bằng rất lớn và đây cũng là cản trở lớn trong thực thi các công trình giao thông”, ông Lĩnh nhấn mạnh.

Đầu tư đắt đỏ nhưng rất lãng phí

Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê phân tích bài toán kinh tế: "Đường sắt cao tốc tốn gần 60 tỷ USD, làm trong 30 năm, mỗi năm 2 tỷ USD. Hiện ngân sách TƯ bố trí trên dưới 1 tỷ  USD cho ngành giao thông, nếu đem tất cả sang cũng chưa được gần 2 tỷ USD. Nhu cầu mỗi năm gần 3 tỷ USD, gấp 3 lần năng lực chi phí cho giao thông vận tải hiện nay”.

Ông còn cảnh báo: “Đầu tư đắt đỏ nhưng rất lãng phí”. Bởi đến 2050-2055, chúng ta mới sử dụng hết khoảng 40% công suất ( khoảng 150.000 hành khách/ngày sẽ đi trên đường cao tốc, trong khi công dụng của tàu là 364.000 khách).

{keywords}
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lã Ngọc Khuê

Ông Khuê còn lo lắng về vấn đề công nghệ, chi phí khai thác, khấu hao phương tiện, chi phí mua xăng chuyên dụng…

Ông cũng băn khoăn: “Nếu chúng ta chỉ có một mô hình duy nhất để xã hội hóa, Nhà nước làm xong hạ tầng còn chạy tàu do DN lo, liệu có DN nào dám đứng ra làm? Chúng ta cũng không làm được”.

Nguyên Thứ trưởng cho biết, nhiều nước trên thế giới đã phải điều chỉnh tốc độ xuống dưới 250km/h. 

Người dân có chịu được giá vé?

Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nêu thực tế: "Bất kể đối tác liên doanh nào sang đây đều nói logistics của ta như thế thì làm sao tham gia được với toàn cầu. Nó rất khủng khiếp khi vừa tắc vừa chậm”.

Ông đồng tình với ông Lã Ngọc Khuê “bắt buộc phải có vận tải hàng hóa, đấy mới là nhu cầu bức thiết”.

Về thời gian vận chuyển, ông Sáng nhận định, hàng không chưa chắc đã nhanh hơn nhiều. Nếu đi đường sắt tốc độ cao 350km/h thì mất khoảng 6-7 tiếng, tốc độ 200km/h thì mất 8-9 tiếng. Như vậy về thời gian cũng không quá khác biệt giữa 2 công nghệ, điều lo ngại nhất là giá vé. "Tôi đi chỉ thấy mỗi tàu cao tốc ở Trung Quốc là rẻ, còn ở Nhật, Hàn rất đắt. Vậy người dân có chịu được giá không?”, ông đặt vấn đề.

{keywords}
Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam

Về tổng mức đầu tư, nếu chọn tốc độ 350km/h thì yêu cầu công nghệ và giá thành rất cao. Nếu nội địa hóa hoặc công nghệ phổ thông thì giá rất rẻ, không cần tới 58 tỷ USD.

Nếu đầu tư cho tàu chạy 200km/h thì vừa chở được hành khách, vừa chở được hàng hóa, thời gian đi lại thuận tiện. Giá thành thấp, hiệu quả đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn.

Đầu tư đường cao tốc đến năm 2050 mới xong thì có khi nhân loại phát minh ra loại hình vận tải tiên tiến hơn rồi. Thêm vào đó, nếu chọn công nghệ cao thì khả năng vận hành và sửa chữa của nước ta rất kém, trong khi chọn tàu chạy vận tốc 200km thì dễ dàng hơn.

Thứ trưởng KH-ĐT lý giải đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam chênh 32 tỷ USD

Thứ trưởng KH-ĐT lý giải đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam chênh 32 tỷ USD

"Không có chuyện Bộ KH-ĐT cắt giảm tổng mức đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam so với Bộ GTVT mà do các phương án đầu tư khác nhau".

Thu Hằng