92,34% ĐBQH tương đương 446/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ Quốc hội chính thức thông qua dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi).

Trong dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị không nên cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”, một số ý kiến tán thành cấm hình thức này. Do còn nhiều ý kiến khác nhau, UB Thường vụ QH trình 2 phương án để QH xem xét, quyết định.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH và đa số ý kiến ĐBQH tán thành quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh

Trước đó, tại phiên thảo luận trực tuyến về nội dung này, các đại biểu có hai luồng ý kiến: quy định cấm hoặc không quy định cấm dịch vụ đòi nợ.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) lập luận nếu như người dân đi đòi nợ theo một con đường hợp pháp thì lại không lấy được nợ. Vì vậy, họ tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê.

Ủy viên Thường trực UB Quốc phòng và An ninh Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân bày tỏ quan ngại về dịch vụ đòi nợ thuê vì thực tế thời gian vừa qua, đa số các công ty đòi nợ thuê đều câu kết với băng nhóm xã hội đen.

Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT, đóng góp của loại ngành nghề này vào ngân sách và sự phát triển kinh tế - xã hội không đáng bao nhiêu.

{keywords}
ĐBQH biểu quyết thông qua dự thảo luật Đầu tư (sửa đổi)

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nói không thể không cấm đòi nợ thuê. Bởi, nhân viên toàn là xăm trổ, công cụ lao động là dao kiếm, phương thức hoạt động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Nếu tiếp tục để dịch vụ này thì gây hoang mang xã hội, dẫn tới mất niềm tin của nhân dân với lực lượng quản lý xã hội.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) góp ý nên tham khảo một số nước như Thái Lan, Mỹ. Ví dụ, quy định điều kiện thành lập cũng như quy trình thu hồi nợ hết sức chuẩn mực, thậm chí quy định thời gian được gọi điện thoại cho khách nợ.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khi giải trình nội dung này cho biết đây là vấn đề Chính phủ đã nghiên cứu, thảo luận hết sức công phu, xem xét thận trọng. Cuối cùng đi đến quyết định chọn phương án cấm loại kinh doanh dịch vụ này.

Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Trần Thường 

Dịch vụ đòi nợ 'chưa quản đã cấm', nên giao Bộ Công an quản lý

Dịch vụ đòi nợ 'chưa quản đã cấm', nên giao Bộ Công an quản lý

Theo ĐB Hà Sỹ Đồng, chưa có nước nào cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, quan trọng là tìm được điểm nào quản lý phù hợp, hài hòa và cân bằng.