Đây cũng được xem là cuộc giao ban đầu năm của hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) khi mà tất cả các chi nhánh trên toàn quốc đều dự, theo dõi qua truyền hình trực tuyến.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ, người lao động Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ảnh: VGP

Gửi lời chúc mừng năm mới toàn hệ thống NHCSXH, đặc biệt là các chi nhánh ở vùng xa xôi, hẻo lánh, Thủ tướng nhắc chuyến thăm cách đây 2 năm đến điểm cho vay vốn của NHCSXH tại huyện Bảo Lộc (Cao Bằng), địa bàn “4 khó” của cả nước.

Theo Thủ tướng, thời gian qua, Việt Nam được các tổ chức của Liên Hợp Quốc đánh giá cao về việc thực hiện an sinh xã hội, trong đó NHCSXH là kênh quan trọng thực hiện nhiệm vụ này. “Các đồng chí đã làm tốt nhiệm vụ này trong thời gian qua”, Thủ tướng nói. Đặc biệt, năm 2018, NHCSXH đã hoàn thành toàn diện, vượt mức chỉ tiêu đề ra, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh con số nợ xấu ở mức rất thấp, 0,78%.

Điều ấn tượng nữa là hệ thống chính trị như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên… đã vào cuộc, cùng với NHCSXH huy động, cho vay, giám sát thực hiện, cho nên, đồng vốn đã đến tận tay người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. NHCSXH trở thành cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước trong việc quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách.

Thủ tướng nêu rõ, mô hình hoạt động của NHCSXH được thực tế chứng minh là phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta, không những về hiệu quả kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rất lớn.

“Chúng ta theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện quyết liệt chủ trương giảm nghèo bền vững và đặc biệt là đẩy lùi tín dụng đen”, Thủ tướng nói. Với nhiệm vụ quan trọng này, vai trò, trách nhiệm của NHCSXH ngày càng lớn, cần tiếp tục củng cố, phát triển mạnh mẽ hơn.

{keywords}
Ảnh: VGP

Thủ tướng đề nghị NHCSXH cần tiếp tục quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời, bảo đảm cho vay thuận lợi cho người dân, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng, công khai, minh bạch.

Thủ tục phải ngày càng đơn giản, thuận lợi, bên cạnh đó, cần chống thất thoát.

Các ngân hàng thương mại đang cải cách, đổi mới thì NHCSXH cũng phải cải cách, đổi mới, để đồng vốn tới người dân thuận lợi hơn. Nêu ra hiện tượng tín dụng đen rất lớn ở một số nơi, Thủ tướng yêu cầu NHCSXH cần tham gia, góp phần giải quyết vấn đề này.

NHCSCH cần phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện, củng cố chất lượng hoạt động để hệ thống NHCSXH đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới.

Hệ thống NHCSXH cả nước cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng suất, giảm chi phí. Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người vay vốn để nâng cao khả năng bảo toàn vốn. “Họ đã nghèo đeo lấy khổ rồi, không biết kinh doanh gì thì chúng ta vừa làm tín dụng, vừa hướng dẫn sản xuất nữa”, chứ không để tình trạng tiền vay về cất vào ống nứa, bỏ trên gác bếp rồi sau quay lại, trả cho NHCSXH.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ giao vốn điều lệ, cấp vốn kịp thời cho NHCSXH để thực hiện các chương trình chính sách xã hội hằng năm.

{keywords}

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, nhân viên, người lao động NHCSXH. Ảnh: VGP

Đánh giá cao việc nhiều địa phương đã ủy thác vốn ngân sách sang NHCSXH, Thủ tướng lưu ý còn có địa phương chưa quan tâm hỗ trợ NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Do đó, chi nhánh NHCSXH cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở để làm sao địa phương quan tâm hơn đến vấn đề này, lãnh đạo chi nhánh NHCSXH tham mưu tốt thì địa phương sẽ lắng nghe để “giải quyết nguồn lực cho các đồng chí”.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách, dành thêm vốn ngân sách ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo bởi đây là việc làm cần thiết, đầu tư cho con người, cho người nghèo là quan trọng nhất.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng đánh giá cao Văn phòng Chính phủ trong dịp nghỉ Tết vẫn thường xuyên báo cáo cáo về tình hình trong nước và quốc tế, tham mưu Thủ tướng giải quyết các vấn đề của đất nước. 

Nhắc lại những thành tựu quan trọng của đất nước năm 2018, các chỉ tiêu đều hoàn thành và vượt mức cả về số lượng và chất lượng, Thủ tướng cho biết, niềm tin xã hội và thị trường nâng lên, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng cao. Thủ tướng nhấn mạnh, trong thành công đó có đóng góp quan trọng của Văn phòng Chính phủ, góp phần làm đẹp thêm “bức tranh màu sắc rực rỡ” về mọi mặt của đất nước.

Thủ tướng cũng đánh giá cao Văn phòng Chính phủ đã tham mưu cho Chính phủ xử lý hiệu quả công tác chăm lo Tết cho người dân, nhất là người nghèo, hộ gia đình chính sách, bảo đảm mọi người đều có Tết, góp phần làm nên một cái Tết sung túc, đầm ấm, vui vẻ, an lành.

{keywords}
Thủ tướng trồng cây tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP

Nêu rõ phương châm hành đông “12 chữ” của Chính phủ trong năm 2019, Thủ tướng đề nghị mỗi cán bộ của Văn phòng đều phải thực hiện tốt chủ trương này, tạo sự bứt phá. Do đó phải làm tốt công tác kế hoạch, chuyên môn, đổi mới phong cách làm việc để nâng cao hiệu quả công tác; khắc phục các tồn tại mà Thủ tướng đã chỉ ra trong dịp tổng kết công tác của Văn phòng mới đây.  

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Thủ tướng đã trồng cây tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chuyện về chính khách Nguyễn Phú Trọng

Chuyện về chính khách Nguyễn Phú Trọng

Qua đôi ba câu chuyện về nhà chính khách, người đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy ông là một con người lớn lao mà bình dị.   

Theo VGP