XEM CLIP: 

PGS.TS Phạm Bá Nha trực tiếp cùng ekip phẫu thuật cắt tử cung toàn phần cho bệnh nhân P.T.S. (SN 1957, quê Thanh Hóa). 

Bệnh nhân nhập viện ngày 23/3. Các bác sỹ xác định bà bị ung thư buồng trứng và đang điều trị huyết áp cao tại Viện Tim mạch. 

{keywords}
PGS.TS Phạm Bá Nha động viên bệnh nhân trước khi bắt đầu ca mổ

Theo bác sỹ Nha, việc mổ bán cấp cứu với bệnh nhân S. có nhiều thay đổi để thích ứng với việc BV bị cách ly nhiều ngày.

"Trong điều kiện bình thường, bệnh nhân sẽ điều trị ổn định huyết áp, sau đó khoa Phụ sản tiến hành thăm dò, xếp lịch mổ chứ không phải mổ bán cấp cứu như hôm nay. Với trường hợp này, chúng tôi buộc hội chẩn và khám xét để đánh giá, đưa ra phương án mổ thế nào cho tốt nhất", bác sĩ Nha thông tin. 

Quyết định mổ sớm

Chia sẻ thêm về ca bệnh sáng nay, Trưởng khoa Phụ sản cho biết: "Chúng tôi có ý định mổ vào sáng qua, tuy nhiên quá trình thăm dò nhận thấy tổ chức ung thư di căn quá nhiều trong ổ bụng nên phải dừng để phối hợp với Trung tâm Ung bướu chẩn đoán hình ảnh.

Sau chẩn đoán, chúng tôi quyết định phải can thiệp mổ sớm để giảm thể tích khối u, giảm di căn cho người bệnh và lấy các tổ chức ra để làm xét nghiệm, đánh giá tế bào và có phương hướng điều trị hóa chất cho phù hợp hơn. Được Ban giám đốc BV đồng ý, chúng tôi quyết định thực hiện ca mổ".

{keywords}
Ca mổ diễn ra trong bối cảnh BV Bạch Mai bị cách ly chống dịch

Ca mổ bắt đầu vào khoảng 9h15 và kéo dài hơn 1 tiếng. Tình trạng bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt lên và được chuyển đến bộ phận hồi sức để tiếp tục chăm sóc trong giai đoạn hậu phẫu. 

"Giai đoạn hậu phẫu 24h đầu với ung thư buồng trứng nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật rất đáng chú ý. Trường hợp này, các bác sỹ, điều dưỡng chăm sóc sau mổ phải lưu ý tới những vấn đề liên quan đến phát mê, tai biến chảy máu. Thoát khỏi giai đoạn 24h này thì bệnh nhân sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều", bác sỹ Nha cho biết.

{keywords}
Các thành viên ca mổ rửa tay bằng cồn sát khuẩn

Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, PGS.TS Phạm Cẩm Phương đánh giá: "Thời điểm này, việc điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân là phẫu thuật. Chúng tôi bắt buộc phải mổ để lấy khối u, sau đó gửi các nhà giải phẫu bệnh để nhìn, đánh giá tổn thương u dưới kính hiển vi, từ đó biết đây là loại u lành tính hay ác tính, loại mô bệnh học như thế nào để có hướng điều trị phù hợp sau mổ".

{keywords}
Trưởng khoa Phụ sản Phạm Bá Nha chuẩn bị vào phòng mổ
{keywords}
Quy trình khử khuẩn được thực hiện chặt chẽ
{keywords}
Ca mổ bắt đầu từ 9h15, kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ
{keywords}
Ca mổ được thực hiện trong thời điểm BV bị phong tỏa
{keywords}
{keywords}
Thực hiện trong thời điểm BV bị cách ly, quy trình thực hiện ca mổ có những thay đổi để thích nghi

 

{keywords}
{keywords}
PGS.TS Phạm Bá Nha trực tiếp điều hành ca mổ

 

{keywords}
Kíp mổ có 7 thành viên liên tục làm việc trong hơn 1 tiếng đồng hồ
{keywords}
{keywords}
 

 

{keywords}
Ngoài ung thư buồng trứng, nữ bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao
{keywords}
Ca phẫu thuật thành công, tình trạng sức khỏe bệnh nhân diễn biến theo chiều hướng tốt
Ca bệnh đầu tiên vào Bạch Mai sau cách ly được cứu sống trong gang tấc

Ca bệnh đầu tiên vào Bạch Mai sau cách ly được cứu sống trong gang tấc

Trưởng khoa Cấp cứu BV Bạch Mai Nguyễn Văn Chi cho hay, đây là ca bệnh đầu tiên từ bên ngoài chuyển đến sau khi Bộ Y tế cho phép BV được tiếp nhận bệnh nhân nặng. 

Đoàn Bổng - Phạm Công