Ngày 2/8, UBND huyện Đông Anh ban hành văn bản số 2434 về việc chấp thuận phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất trong KCN Thăng Long.

Theo đó, UBND huyện Đông Anh chấp thuận phương án sản xuất an toàn “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” đối với 85 doanh nghiệp trong KCN Thăng Long.

Huyện yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động phải quản lý chặt chẽ người lao động, thường xuyên cập nhật, rà soát danh sách người lao động và phân loại theo nơi cư trú, phân loại nhóm theo mức độ an toàn (4 nhóm theo thứ tự giảm dần: nhóm 1 tại nơi làm việc; nhóm 2 trên địa bàn huyện Đông Anh; nhóm 3 tại các quận huyện của TP; nhóm 4 ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội, những điểm nóng về dịch bệnh TP.

{keywords}
Hoạt động sản xuất trong tình hình dịch bệnh tại các Khu công nghiệp. Ảnh: Giang Đông

Các doanh nghiệp chủ động thực hiện đồng thời 2 phương án sản xuất an toàn “3 tại chỗ” (sản xuất - ăn ở - nghỉ ngơi tại nơi làm việc); “một cung đường 2 điểm đến”: người lao động di chuyển trên một cung đường, chỉ đến nơi làm việc và nơi ở). Yêu cầu này được thực hiện đối với cả đơn vị chưa có trường hợp nghi nhiễm.

Ngoài ra, thực hiện việc phát thẻ/giấy đăng ký lộ trình di chuyển đối với người lao động. Người lao động phải cam kết di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc theo một cung đường, không di chuyển theo cung đường khác.

Khuyến khích các đơn vị tổng hợp đăng ký nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu, tổ chức mua tập trung và phát cho người lao động; hạn chế việc người lao động tự mua sắm tại nơi ở.

Trong quán trình sản xuất, các đơn vị phải tuân thủ giữ khoảng cách an toàn giữa người lao động; tổ chức “dây chuyền cách ly với dây chuyền, phân xưởng cách ly với phân xưởng; ca kíp cách ly với ca kíp” để hạn chế tối đa việc tiếp xúc và thuận lợi cho công tác khoanh vùng, cách ly khi có trường hợp F1, F2.

Thành lập các tổ, đội Covid-19 tại các dây chuyền/ca làm việc/phân xưởng để kịp thời chỉ đạo, nắm  bắt, báo cáo tình hình; khuyến khích chia ca làm việc các nhóm theo mức độ an toàn.

Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng lao động phải thực hiện chia ca nghỉ, giờ ăn hợp lý, tránh tình trạng nghỉ cùng, ăn tập trung tại cùng một thời điểm. Khu vực phòng nghỉ, phòng ăn phải đảm bảo giãn cách tối thiểu 2m, có vách ngăn phân chia không gian.

Việc cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt cho người lao động thực hiện theo hình thức tập trung, đăng ký với một đơn vị cung cấp. Trường hợp khó khăn, Phòng Kinh tế của huyện sẽ hướng dẫn, hỗ trợ.

Đối với các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long chưa được chấp thuận phương án sản xuất an toàn như đã nêu, trường hợp không đủ điều kiện về mặt bằng, trang thiết bị phù hợp với phương án “3 tại chỗ” thì khuyến khích DN thuê khu ở tập trung trên địa bàn cho người lao động. Các khu ở tập trung phải đảm bảo tốt công tác phòng dịch như kiểm soát ra/vào; phun khử khuẩn, kiểm tra thân nhiệt…

Đối với các đơn vị không đủ tiêu chuẩn nêu trên, huyện yên cầu tạm dừng hoạt động sản xuất.

Cấp mã xác nhận phương tiện vận chuyển chuyên gia, công nhân đi làm

Hà Nội vừa ban hành văn bản số 2470 của UBND TP Hà Nội gửi các Sở GTVT, Xây dựng, Công thương, BQL các KCN và chế xuất HN; UBND các quận huyện, thị xã về việc cấp mã xác nhận cho phương tiện vận chuyển.

UBND TP Hà Nội giao các đơn vị nêu trên tiếp nhận đăng ký danh sách phương tiện vận tải phục vụ chuyên gia, đưa đón công nhân của các đơn vị, doanh nghiệp, chủ đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý được phép hoạt động theo Chỉ thị 17.

{keywords}
Lấy mẫu xét nghiệm covid-19 cho công nhân trong KCN Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hải

Đối tượng được cấp mã xác nhận được phân chia cụ thể: các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động nằm trên địa bàn quản lý (bao gồm cả trong các cụm công nghiệp) sẽ do UBND các quận, huyện, thị tiếp nhận hồ sơ đăng ký phương tiện;

Đối với nhà máy, cơ sở nằm trong các KCN, BQL KCN và Chế xuất Hà Nội tiếp nhận hồ sơ đăng ký;

Đối với các công trình trọng điểm, dự án đầu tư cấp bách, Sở GTVT, Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ đăng ký.

 

Cơ sở làng nghề nào được hoạt động sản xuất?

Ngày 29/7, UBND TP Hà Nội ban hành văn bản 2438 yêu cầu siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn TP.

Theo đó, TP chỉ cho phép  các cơ sở sản xuất hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định và phương án phòng, chống dịch đã được phê duyệt theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.

Kiên quyết tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề không thực hiện đúng biện pháp, đáp ứng điều kiện phòng chống dịch “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc “3 tại chỗ”.

Chủ tịch UBND các quận, huyện phối hợp với Trưởng BQL các KCN và chế xuất Hà Nội, Giám đốc Sở Công thương chỉ đạo các đơn vị sản xuất tại cụm công nghiệp, làng nghề thực hiện phân vùng khu vực, bộ phận, phân xưởng sản xuất; điều chỉnh phân ca sản xuất theo địa bàn cư trú của người lao động; ăn theo ca, đánh số vị trí ngồi cố định; theo dõi nơi ở và sinh hoạt của người lao động…

Trường hợp có ca nhiễm phải xử lý, khoanh vùng kịp thời, sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy, cơ sở sản xuất bị phong tỏa cách ly.

Cần họp khẩn tìm giải pháp cứu các nhà máy "3 tại chỗ" thành chùm F0

Cần họp khẩn tìm giải pháp cứu các nhà máy "3 tại chỗ" thành chùm F0

Trước tình hình nhiều nhà máy “3 tại chỗ” tại một số tình phía Nam phát hiện chùm F0, Ban IV đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế họp khẩn để giải pháp, giảm thiểu thiệt hại lớn nhất.

Kiên Trung