Kết luận tại cuộc họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn về công tác phòng chống, dịch Covid-19 chiều nay (14/8), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, Hà Nội hiện có 30 ca, trong đó có 22 ca nhập cảnh và 8 ca mắc ngoài động đồng.

Thủ đô có 2 ca dương tính đáng quan tâm là BN 867 và ca dương tính của một người sang Nhật (xét nghiệm nhanh tại Nhật là dương tính nhưng khi xét nghiệm RT-PCR lần 1 đã cho kết quả âm tính).

"Có thể xác định nguồn gốc ca bệnh 867 là từ Hải Dương chứ không phải ở Hà Nội", ông Quý nói.

Đến nay, hai ca bệnh này đã rõ lịch sử dịch tễ, là cơ sở để có những phân tích rõ ràng hơn về nguồn lây và nguy cơ tại Hà Nội. 

{keywords}
Ông Ngô Văn Qúy: 10 ngày tới là giai đoạn chống dịch đặc biệt quan trọng

Từ ngày 26/7 đến nay, Hà Nội có 5 ổ dịch, các địa phương đã truy vết các trường hợp F1, F2, thực hiện cách ly.

Hà Nội đang tập trung thực hiện xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp từ Đà Nẵng về từ ngày 15/7, dự kiến sang tuần sau sẽ hoàn thành.

Sở Y tế đã lấy được 26.208 mẫu, tương đương khoảng 5.000 mẫu/ngày (chậm hơn so với dự kiến 10.000 mẫu/ngày) do gặp khó khăn về mẫu. Song, những ngày tới sẽ có đủ mẫu và dự kiến hoàn thành vào tuần sau. 

Trưởng BCĐ chống dịch TP Hà Nội cho rằng, TP đã xuất hiện ca thứ phát và có những ca bệnh không rõ triệu chứng, dự báo thời gian tới có thể vẫn có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Hà Nội vẫn khuyến cáo người dân phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 19: Không tụ tập đông quá 30 người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 1m...

Các quận, huyện, thị xã phải thành lập và duy trì tổ giám sát, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc chủ trương phòng, chống dịch của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

{keywords}
 

Đó là xử lý triệt để các ổ dịch; tiếp tục rà soát, truy vết quản lý các trường hợp F1, F2; tăng cường kiểm tra các cơ sở y tế trong việc thực hiện quy định phòng, chống dịch, tổ chức phân luồng khám chữa bệnh.

"Đơn vị nào buông lỏng quản lý, thành phố sẽ kiểm điểm người đứng đầu. Thời gian tới, thành phố tiếp tục có đoàn kiểm tra các bệnh viện, cơ sở y tế về vấn đề này. Cơ sở nào không bảo đảm an toàn thì có thể sẽ bị đình chỉ hoạt động", ông Ngô Văn Quý nói.

Về việc mua sắm vật tư, trang thiết bị thiết yếu cho công tác phòng, chống dịch, lãnh đạo TP cho biết, từ nay đến ngày 31/12, thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác phòng, chống dịch, vì vậy việc mua các vật tư, trang thiết bị thiết yếu phải triển khai từ đầu tuần sau. 

Phó Chủ tịch TP yêu cầu các địa phương ngoài việc lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho các trường hợp từ Đà Nẵng về cũng cần nghiên cứu xét nghiệm thêm những đối tượng khác (những trường hợp sốt, ho, khó, thở) để sàng lọc thêm các nguy cơ theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế.

Sở Ngoại vụ cần bố trí thêm phiên dịch tại các khu cách ly tập trung để giúp các đơn vị quản lý người nước ngoài đang cách ly tại đây. Sở TT&TT cần tăng cường tuyên truyền đến người dân các biện pháp chống dịch mà thành phố đang triển khai...

Thành Nam - Hương Quỳnh

Chùm ca bệnh ở Hải Dương gây khó khăn trong kiểm soát Covid-19

Chùm ca bệnh ở Hải Dương gây khó khăn trong kiểm soát Covid-19

Chiều nay (14/8), Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Qúy chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP Hà Nội với các quận, huyện.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.