- Tôi rất choáng váng khi đọc một khảo sát gần đây sát ở một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam về bạo lực gia đình. Rất nhiều người khẳng định, họ không biết tát vào mặt người khác là một hình thức bạo lực và đánh đấm người khác là vi phạm pháp luật.

Trong một cuộc khảo sát khác cũng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đa số người dân cũng không biết họ được quyền tiếp cận những thông tin tối thiểu và quan trọng như thị trường nông nghiệp hoặc các chương trình tín dụng vốn rất cần thiết để phát triển sản xuất.

Ngay cả những thông tin cơ bản như dự báo thời tiết thì người dân vẫn phải mơ mới tiếp cập được các bản tin ngắn gọn, dễ hiểu, kịp thời và cụ thể cho địa phương nơi mình sinh sống để có thể áp dụng vào  canh tác.

Không chỉ có thế, còn rất nhiều bằng chứng cho thấy người dân, đặc biệt là nông dân nghèo, người dân tộc thiểu số, … chưa thể tiếp cận được tới những thông tin thiết yếu cho cuộc sống của họ; trong khi những thông tin họ tiếp cận được lại không đủ chất lượng hay chứa đựng nhiều ngôn ngữ học thuật hay pháp lý xa lạ.

{keywords}
Quyền biết của người dân cần được đảm bảo để nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

Nói như vậy, tôi muốn đề cập đến ngày hôm qua, 28 tháng Chín, là Ngày Quốc tế về Quyền Biết được thế giới tổ chức hàng năm, cũng như Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2018.

Theo Luật, thông tin được định nghĩa là tin tức và dữ liệu được tạo ra bởi các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình và được chứa trong các tài liệu, hồ sơ hoặc tài liệu có sẵn dưới dạng viết tay, bản in giấy hoặc bản in điện tử, bản vẽ, băng, đĩa, video, bản ghi âm hoặc dưới các hình thức khác.

Việc hạn chế tiếp cận thông tin sẽ chỉ được chấp nhận khi được luật pháp quy định vì lý do quốc phòng và an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đạo đức xã hội hoặc phúc lợi của cộng đồng.

Mặt khác, việc thực thi quyền tiếp cận thông tin không được xâm phạm tới lợi ích quốc gia cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Phải nói, đó là những quy định rất quan trọng và rõ ràng giúp người dân tiếp cận đến vô số thông tin cần thiết cho họ; và đặt các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải trình cao trước người dân.

Tôi không biết luật này đã được áp dụng ra sao trên bình diện quốc gia, song trong vai trò là người cổ vũ sáng kiến này ở một vài địa phương, thì luật này được người dân và cả chính quyền hồ hởi đón nhận.

Tại 6 xã ở các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Điện Biên, người ta thành lập Ban Thông tin và Truyền thông đầu tiên của mình.

Với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu và hỗ trợ kỹ thuật từ tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam cùng các thành viên của mạng NorthNet, các ban này đã nâng cao năng lực để có thể sản xuất các bản tin dưới dạng văn bản và âm thanh cho chính người dân trong xã.

Các chủ đề được đề cập bao gồm cách trồng rau hữu cơ, con đường nào trong làng bên cạnh vừa được lát, những sự kiện cộng đồng nào sẽ diễn ra trong thời gian tới cho đến kết quả từ các hội nghị của ủy ban nhân dân xã.

Những ban này thu thập các nhu cầu thông tin từ người dân thông qua các nhóm tiết kiệm thôn bản.

Trong quá trình này, người ta chú ý đến sự khác biệt về giới, những nhu cầu giữa phụ nữ và nam giới để từ đó thiết kế ra các sản phẩm và kênh truyền thông khác nhau phù hợp cho họ.

Chẳng hạn, phụ nữ dân tộc thiểu số đi lại ít hơn hơn nam giới, vì vậy họ sẽ ít thấy thông tin treo ở trung tâm xã hơn. Vì thế, người ta thiết kế ra quy chế phải thông báo lại bằng miệng ở các cuộc họp của phụ nữ.

Nói cách khác, những cộng đồng này đang hành động để biến Luật Tiếp cận Thông tin và Quyền biết của công dân thành hiện thực.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu.

Điều quan trọng là người dân biết họ có quyền yêu cầu chính quyền cung cấp các thông tin và chính quyền phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đó. Việc giao tiếp hai chiều là điều cần thiết để tạo ra nền quản trị minh bạch và có trách nhiệm giải trình.

Trên thực tế, tiếp cận thông tin là bước đầu tiên để người dân có thể tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách ngay trên mảnh đất mình sinh sống.

Nhân Ngày Quốc tế về Quyền Biết, tôi nghĩ, người dân ở các địa phương trên đã rất may mắn có bước đi chủ động trong việc xây dựng nên một cộng đồng giàu thông tin và biết chia sẻ các thông tin đó.

Tôi cũng tin, chúng ta có quyền ước mơ rằng trong tương lai gần, tất cả các cộng đồng ở nhiều địa phương khác sẽ được tiếp cận với thông tin nhiều hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trước người dân là một trong những cách để chính quyền nâng cao tính liêm chính và năng lực của chính mình.

 Vũ Giang

Bí thư Đà Nẵng: Không ai đi tù nếu chúng ta công khai, minh bạch

Bí thư Đà Nẵng: Không ai đi tù nếu chúng ta công khai, minh bạch

“Nếu họp bàn công khai, minh bạch thì sẽ không xảy ra sai phạm, không có ai đi tù hết”, Bí thư Trương Quang Nghĩa nói.

Một số cán bộ có tài sản rất lớn, không giải trình được nguồn gốc

Một số cán bộ có tài sản rất lớn, không giải trình được nguồn gốc

Có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn nhưng không giải trình hợp lý nguồn gốc - Chủ tịch QH nêu.