- Có rất nhiều quyết tâm và giải pháp thể hiện “khát vọng Việt Nam” tại Diễn đàn  Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) đầu tiên giữa Chính phủ và các nhà tài trợ cuối tuần trước. Song, tôi cứ suy nghĩ mãi về tình trạng tụt hậu của nền kinh tế, một trong những chủ đề được đưa ra thảo luận, khi tham dự sự kiện này trong vai trò phóng viên đưa tin.

LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận những đóng góp của quý độc giả qua các ý kiến, bài viết bàn về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn là trọng tâm cải cách thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, sau hơn 25 năm tái nhận viện trợ ODA; hơn 30 năm Đổi mới, diện mạo nền kinh tế đã thay đổi hẳn, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Đến hết năm 2017, quy mô dân số đạt khoảng 94 triệu người, đứng thứ 14; quy mô nền kinh tế đạt khoảng 224 tỷ USD, xếp thứ 45 trên thế giới.

{keywords}
Nông nghiệp vẫn là nơi làm ăn, sinh sống của phần lớn dân số VN

Tuy nhiên, một lần nữa tình trạng kém phát triển của đất nước, nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế vẫn tiếp tục được đặt ra một cách rất thẳng thắn như đã từng được đặt ra tại các hội nghị CG hay VBF trước đây nhiều năm.

Ông Dũng khẳng định, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu lịch sử là phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ, căn bản để tiếp tục phát triển, đi lên. “Vì nếu không thực hiện đồng thời cải cách và phát triển, chúng ta sẽ ngay lập tức bị tụt hậu so với thời đại”, Bộ trưởng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thêm: “Chúng tôi thừa nhận rằng Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rất lớn”.

Ông nói, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện 3 điểm nghẽn chiến lược cản trở sự phát triển là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, nhưng những kết quả này “chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cũng như chưa tương xứng với tốc độ phát triển mà Việt Nam kỳ vọng”.

Sự tụt hậu về kinh tế được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rất rõ, theo đó thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng rất nhanh, đạt trên 2.300 USD năm ngoái nhưng vẫn chỉ, xếp thứ 134 trên thế giới, dù dân số đứng thứ 13.

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Việt Nam chỉ bằng 12% tổng GNI của khu vực Đông Nam Á; GNI bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 48,3% mức GNI bình quân đầu người của khu vực theo USD giá thực tế và bằng khoảng 52,5% tính theo sức mua tương đương. GNI bình quân đầu người của Việt Nam chỉ cao hơn của Campuchia, Myanma và Timor-Leste trong số 10 nước trong khu vực.

So với khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, GNI của Việt Nam chỉ bằng khoảng 0,9% tổng GNI, trong khi GNI bình quân đầu người chỉ bằng khoảng 21,3% mức GNI bình quân đầu người của khu vực tính theo USD giá thực tế và bằng 35,5% tính theo sức mua tương đương.

So với thế giới, GNI bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng khoảng 21% mức bình quân của thế giới tính theo USD giá thực tế và khoảng 38% tính theo sức mua tương đương.

Rõ ràng, khoảng cách còn khá xa về kinh tế so với thế giới và khu vực là điều đáng suy nghĩ nhất là khi Việt Nam luôn thuộc nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong vòng 30 năm qua.

Còn nhớ tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam 2009, năm thứ hai Việt Nam được lọt vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình, tôi là một trong những phóng viên ít ỏi đưa tin về những con số gây sốc về tình trạng tụt hậu của Việt Nam theo tính toán của Ngân hàng Thế giới.

Trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009, Ngân hàng Thế giới tính toán rằng, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Tính toán này dựa trên hai tiêu chí.

Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2007 của Việt Nam là 836 USD so với 1.918 USD của Indonesia, 3.850 USD của Thái Lan, và 35.163 USD của Singapore.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 ở bốn nước theo thứ tự trên là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm.

Thừa nhận đánh giá này có thể là “mạo hiểm”, “nhạy cảm” và chỉ là “giả thuyết” Ngân hàng Thế giới cho rằng, với các tốc độ này thì “thực tế Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được các quốc gia trên”.

Rõ rằng, tình trạng tụt hậu về kinh tế của đất nước vẫn luôn được đặt ra trên bàn nghị sự trong các hội nghị đối thoại giữa Việt Nam và cộng đồng các tài trợ diễn ra cách nhau nhau gần một thập kỷ, và ngay từ hội nghị CG đầu tiên năm 1993 tổ chức ở Paris, khi ODA được nối lại cho Việt Nam.

Còn nhớ, năm 2015 Tổng cục Thống kê đã có báo cáo phác họa tình trạng lạc hậu, tụt hậu về kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

Theo đó, GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia; 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.

Xét trên giác độ GDP bình quân đầu người, Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm; sau Malaysia 25 năm; Thái Lan 20 năm; sau Indonesia và Philippines 5-7 năm.

Tại Diễn đàn cuối tuần vừa rồi, có rất nhiều quyết tâm, giải pháp thể hiện “khát vọng Việt Nam” muốn vươn lên các nấc thang phát triển cao hơn. Tuy nhiên, đó là chủ đề cho những bài viết khác tới đây.

Còn tôi trong vai trò của một phóng viên với gần 15 năm theo dõi các hội nghị từ CG đến VDF – nay đã chính thức khép lại cùng với sự khép lại của vốn OD ưu đãi – và VRDF lần này chỉ tập trung phản ánh tình trạng tụt hậu với mong muốn cảnh báo về nó thêm một lần nữa, đặc biệt sau khi đọc bài “Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ kinh tế” gần đây.

Đây là điều xứng đáng phải được chú ý đúng mức, đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra một cách thẳng thắn tại Diễn đàn rằng, để Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng 30 năm tới tương đương 30 năm qua là không hề dễ dàng.

Tư Giang – Lan Anh

Trân trọng kinh mời quý vị độc giả gửi bài cho Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường theo địa chỉ Email: tuanvietnam@vietnamnet.vn

Xem thêm các bài viết khác của Diễn đàn Vì Việt Nam hùng cường đăng tải trên Chuyên trang Tuần Việt Nam/ Báo VietNamNet:

Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường

Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường

Hãy cùng tham gia Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” của chúng tôi bằng những bài viết, những góp ý trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai đất nước.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ kinh tế?

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ kinh tế?

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không đẩy lùi được “nguy cơ tụt hậu” về kinh tế như đã chỉ ra 30 năm nay và “tụt hậu” cứ đeo đẵng chúng ta?

Khát vọng Việt Nam đang ở đâu?

Khát vọng Việt Nam đang ở đâu?

Để có thể đạt được điều mong ước, khát vọng và quyết tâm làm cho bằng được là điều tiên quyết Việt Nam cần phải có.

Vượt trần thể chế

Vượt trần thể chế

Nếu không quyết tâm cải cách, chúng ta mãi chỉ là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, không có gì đáng tự hào.

Vì Việt Nam hùng cường, cần gỡ bỏ rào cản cho doanh nghiệp tư nhân

Vì Việt Nam hùng cường, cần gỡ bỏ rào cản cho doanh nghiệp tư nhân

Nhìn lại suốt quá trình lịch sử, kinh tế đất nước cứ khi nào phát triển là luôn gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, hoặc ngược lại.

Thể chế nào, doanh nghiệp đó

Thể chế nào, doanh nghiệp đó

Cứ khi nào Nhà nước cởi trói, trao quyền cho người dân, thay vì hạn chế, bao cấp cho họ, sẽ luôn huy động được nguồn lực khổng lồ về tài chính và trí tuệ cho phát triển.