- Cạnh tranh Mỹ- Trung tại Biển Đông không có lợi cho ổn định khu vực. Đó là vấn đề được đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 vừa diễn ra tại Đà Nẵng trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai siêu cường quốc này.

Tranh chấp Biển Đông sau 10 năm đã thay đổi về lượng và chất, ngày càng trở nên phức tạp và chứa đựng nhiều tầng nấc, và là ví dụ nổi bật nhất về các tranh chấp trong khu vực. Đặc biệt, khu vực Biển Đông hiện là “khu vực cạnh tranh địa chiến lược và địa chính trị giữa hai siêu cường Mỹ-Trung Quốc”. 

{keywords}
Nhìn thế trận tại Tây Thái Bình Dương, Fabey cho rằng Trung Quốc luôn và sẽ duy trì thế trận “không đánh mà thắng”.

Theo quan sát của nhà báo Michael Fabey, Trung Quốc từ lâu luôn xác định, đối đầu Mỹ-Trung là cơ hội để quốc gia giải quyết các vấn đề cũ một cách sáng suốt.

Chiến lược gia Tôn Vũ từng nói: “Trăm trận trăm thắng không phải là tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi. Không đánh mà khuất phục được địch, đó mới là tướng giỏi nhất trong những tướng giỏi”. Trung Quốc dường như đang hiện thực hóa lời dạy đó của Tôn Vũ khi chuyển sang các mục tiêu chiến lược mà không cần khiêu khích sự đáp trả quân sự của Mỹ, hay bất kỳ ai.

Cả lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều muốn hòa bình và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Mặc dù vậy, căng thẳng đã gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc khi các mục tiêu chiến lược của hai bên khác biệt nhau, và cả hai cùng tăng cường năng lực và sự hiện diện quân sự của mình tại Thái Bình Dương.

Bàn về an ninh hàng hải, nhà báo Michael Fabey đã mở đầu cuốn sách mới, cuốn Crashback, với nhận xét rằng Mỹ và Trung Quốc đang trong chiến tranh tại Tây Thái Bình Dương.

Đánh giá lại toàn bộ tình trạng thù địch Trung – Mỹ trên biển, Fabey dẫn tới kết luận, căng thẳng giữa hai nước này không chỉ là giữa các lực lượng hải quân, mà đã đến mức cao nhất giữa hai chính phủ. Việc hàng nghìn thủy thủ Mỹ, và các thủy thủ Trung Quốc, chính là những mảnh ghép cho thấy hình hài của cuộc chiến này. Các hành động của họ, những tính toán nhầm, hay sự đánh giá chưa đúng đều có thể dẫn tới một cuộc đối đầu tại Tây Thái Bình Dương.

Ông dẫn chứng, Trung Quốc ngày càng đầu tư cho mục tiêu xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, nhằm khai thác những điểm yếu và dễ tổn thương mà họ thấy được của Hải quân Mỹ: sử dụng như đòn bẩy kinh tế và quân sự để đe dọa các nước láng giềng, coi thường các chuẩn mực quốc tế, và thúc đẩy các kế hoạch của mình nhằm tạo một trật tự quốc tế mới tại Đông Á.

Fabey có một bảng tóm tắt về lịch sử địa chính trị và lãnh hải, đằng sau hiện trạng. Từ đó cho thấy, Trung Quốc vẫn đang sôi máu vì “thế kỷ nhục nhã” (1839-1949), khi các cường quốc đô hộ phương Tây hà hiếp và xúc phạm một dân tộc có hàng nghìn năm văn hóa.

Quan sát của Fabey cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc vẫn đau nỗi đau trong quá khứ. Sự yêu quý mà dân tộc này dành cho Đô đốc Trịnh Hòa ở thế kỷ 15, người đã tiến hành các chuyến thám hiểm bằng đường biển đánh dấu đỉnh cao của sức mạnh biển Trung Quốc là minh chứng. Dựa trên di sản của Đô đốc họ Trịnh, Trung Quốc có một niềm tự mãn như một cường quốc biển đi vào lịch sử và sử dụng các chuyến viễn chinh này – cũng như các yêu sách của chính phủ Quốc Dân Đảng năm 1947 – để phục vụ cho yêu sách ngang ngược tại Biển Đông.

Fabey kể lại những gì ông từng chứng kiến. Các cuộc chạm chán giữa tàu và máy bay của Mỹ và Trung Quốc, cả vụ hạ cánh khẩn cấp nổi tiếng của một chiếc máy bay do thám Mỹ EP-3 Aries trên đảo Hải Nam năm 2001 sau một vụ vao chạm nguy hiểm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Và cả vụ suýt va chạm năm 2013 giữa tàu tuần dương gắn tên lửa hành trình lớp Ticonderoga USS COWPENS (CG-63) với một tàu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông. Fabey khi đó có mặt trên tàu USS COWPENS và nhớ lại rằng chính tàu Mỹ, chứ không phải tàu Trung Quốc, đã phải “xuống thang” và rời khỏi khu vực.

Fabey đúc kết, Trung Quốc và Mỹ đang hướng đến một cuộc khủng hoảng, và cả hai chính phủ đang giậm chân như ngầm ủng hộ đối đầu. Lực lượng hải quân đang được trưng dụng để củng cố các chính sách chiến lược trong một môi trường biển ngày càng căng thẳng, nơi chỉ một tính toán sai lầm nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh giữa các cường quốc hạt nhân.

Nhìn thế trận tại Tây Thái Bình Dương, Fabey cho rằng Trung Quốc luôn và sẽ duy trì thế trận “không đánh mà thắng”, chiến lược mà họ luôn thành công trong hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, là dù hai bên đều muốn chiến tranh nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc lại luôn thể hiện ra bên ngoài việc họ sẵn sàng tham chiến, sẵn sàng đối đầu trực tiếp hơn lãnh đạo phía Mỹ. Vì thế, trong mấy thập kỷ qua, Trung Quốc đã củng cố một lực lượng hải quân mà họ tin là được chuẩn bị tốt cho sứ mệnh gột rửa “nỗi nhục trăm năm” (Bách niên quốc sỉ).

Diệu An tổng hợp

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Con bài lợi hại của Bắc Kinh

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Con bài lợi hại của Bắc Kinh

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt nhân” của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

"Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể giống như cơn bão đã ngoài khơi xa. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát để tham mưu những đối sách thận trọng", đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết. 

Chuyển động Mỹ-Trung: Chờ xem con Tạo xoay vần đến đâu!

Chuyển động Mỹ-Trung: Chờ xem con Tạo xoay vần đến đâu!

Nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ bỏ TPP, bản đồ tầm ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào?

Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn

Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn

“Biển Đông là một “vùng xám” cưỡng ép mà tại đó các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc (TQ) chồng lấn hoặc xung đột nhau”, Tiến sĩ Brian Eyler nói.