- Đó là sự nguy hiểm của ngôn ngữ với lời lẽ mướt mát và nhiều ẩn dụ có thể làm lu mờ bản chất. Đó là sự nguy hiểm của phân tâm học và tâm thần học khi nhân vật chính vật lộn với ham muốn tột cùng nằm sâu trong bản ngã của mình - mà không thể thoát ra - trong một cơn nghiện biết chắc là tội lỗi ...
Trong lời bạt từ bản gốc của tác phẩm gây chú ý, tiến sĩ John Ray. Jr. đã cảnh báo cho những trang bản thảo đầy rẫy sự biến hóa của ngôn từ và sự quyện chặt của ý thức này như sau:
“….Với tư cách là một hồ sơ bệnh án, “Lolita” chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh điển trong giới y học tâm thần. Với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, nó siêu vượt trên khía cạnh chuộc tội của nó; và đối với chúng tôi, điều còn quan trọng hơn cả ý nghĩa khoa học và giá trị văn học, là tác động đạo lí mà cuốn sách sẽ tạo nên đối với độc giả nghiêm túc; vì trong nghiên cứu cá nhân xót xa này, ẩn chứa một bài học phổ quát; đứa trẻ ngang ngạnh, người mẹ ích kỉ, gã quỉ ám hổn hển, không phải chỉ là những nhân vật sống động trong một câu chuyện duy nhất; họ cảnh báo ta về các khuynh hướng nguy hiểm; họ chỉ ra những cái xấu đầy cường lực. “Lolita” khiến tất cả chúng ta - những người làm cha mẹ, những nhà hoạt động xã hội, những nhà giáo dục - phải dốc sức, với tinh thần cảnh giác cao hơn nữa và sáng suốt hơn nữa, vào nhiệm vụ nuôi dạy một thế hệ tốt hơn trong một thế giới an toàn hơn.”
Widworth, Mas. - 5 tháng Tám năm 1955
Trích đoạn Chương 1, 2, 3 và 4 – tác phẩm “Lolita” (nhà văn Vladimir Nabokov) với sự đồng ý của Nhã Nam – đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt. Dịch giả Dương Tường dịch từ bản gốc tiếng Anh.
***
1
Lolita , ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta : đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta.
Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu , chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly . Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.
Có ai trước em không nhỉ? Quả thật là đã có. Trên thực tế, có thể sẽ chẳng bao giờ có Lolita nào hết nếu vào một mùa hè nào đó, tôi đã không yêu một bé gái đầu tiên. Ở một công quốc bên bờ biển. Ờ, khi nào nhỉ? Khoảng ngần ấy năm trước khi Lolita ra đời, bằng số tuổi tôi vào mùa hè ấy. Một tên sát nhân bao giờ cũng sẵn văn phong cầu kì, quí vị có thể tin thế.
Thưa quí ông quí bà bồi thẩm, tang vật số một là cái mà những thiên thần thượng đẳng, những thiên thần ngây ngô, chất phác với đôi cánh cao quí, thèm muốn. Xin hãy nhìn mớ gai chằng chịt này.
2
....
Tôi học một trường ngoại trú của Anh cách nhà khoảng mấy cây số, ở đó tôi chơi quần vợt và ném bóng, được điểm tốt và rất thân thiện hòa đồng với các bạn học cũng như với các thầy cô giáo. Theo như tôi còn nhớ được, trước tuổi mười ba (tức là trước khi tôi gặp cô bé Annabel lần đầu), tôi chỉ có vỏn vẹn mấy trải nghiệm thực sự có liên quan đến tính dục, đó là: một cuộc trò chuyện trịnh trọng, đứng đắn và thuần túy lí thuyết về những bất ngờ của tuổi dậy thì trong vườn hồng của nhà trường với một thằng nhỏ người Mĩ, con trai một nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng thời ấy mà nó họa hoằn mới được thấy trong thế giới ba chiều; và những phản ứng ngồ ngộ nơi cơ thể tôi khi ngắm một số tấm ảnh, ngọc ngà và mờ tối, với những khoảng da thịt lộ ra cực kì mềm mượt, trong cuốn La Beauté Humaine* (Vẻ đẹp người) lộng lẫy của Pichon mà tôi thó được trong thư viện của khách sạn, moi từ dưới một chồng tạp chí Graphics đóng gáy màu cẩm thạch chất cao như núi. Về sau, cha tôi, theo cái cách vui vẻ, khoái hoạt của ông, truyền cho tôi tất cả những thông tin về tính dục mà ông nghĩ là tôi cần biết; đó là vào mùa thu năm 1923, ngay trước khi gửi tôi đến một lycée* (trường trung học) ở Lyon (chúng tôi qua ba mùa đông ở đây); nhưng than ôi, mùa hè năm ấy, cha tôi đi du lịch Ý cùng bà de R. và con gái bà, thành thử tôi chẳng có ai để than thở, chẳng có ai để thỉnh vấn.
3
Giống như tác giả những dòng này, Annabel cũng là con lai: bố Anh, mẹ Hà Lan. Bây giờ, tôi không còn nhớ rõ nét mặt cô, mờ ảo hơn nhiều so với hồi cách đây mấy năm, trước khi tôi gặp Lolita. Có hai loại kí ức thị giác; một là khi ta khéo léo tái tạo một hình ảnh trong phòng thí-nghiệm-tâm-trí, mắt vẫn mở (theo cách này, tôi hình dung Annabel dưới dạng vẻ có thể mô tả bằng những từ chung chung như: “da mật ong”, “hai cánh tay mảnh dẻ”, “tóc nâu bồng”, “mi dài”, “miệng rộng tươi rói”); hai là khi ta nhắm mắt gợi lên tức thì trên vành trong tối đen của mí mắt hình ảnh tuyệt đối trung thành, khách quan, như một bóng ma nhỏ bé theo các màu sắc tự nhiên, của một gương mặt yêu dấu (và đó là cách tôi hình dung Lolita).
Do vậy, trong việc mô tả Annabel, xin cho phép tôi chỉ nói gọn rằng đó là một cô bé rất đáng yêu kém tôi vài tháng tuổi. Cha mẹ cô là bạn cố tri của bác Sybil và họ cũng cứng nhắc như bác. Họ thuê một biệt thư cách khách sạn Mirana không xa. Ông Leigh hói đầu, da ngăm ngăm, bà Leigh (tên thời con gái là Vanessa van Ness) béo và mặt trát bự phấn. Tôi rất ghét cả hai vợ chồng! Thoạt đầu, Annabel và tôi toàn nói những chuyện đẩu đâu. Cô thường vốc từng vốc cát mịn và để nó chảy xuống qua kẽ tay. Đầu óc chúng tôi được khuôn đúc cùng một kiểu với những đứa trẻ châu Âu thông minh ở độ tuổi tiền-vị thành niên vào thời chúng tôi và thuộc giai tầng chúng tôi, và tôi không tin rằng người ta có thể gán cho chúng tôi ít nhiều phẩm chất thiên tài chỉ vì chúng tôi quan tâm đến sự đa nguyên của thế giới có cư dân, đến những cuộc thi đấu quần vợt, đến cõi vô tận, đến thuyết duy ngã , vân vân. Nhìn những con vật sơ sinh mềm nhũn và mỏng manh, chúng tôi đều cảm thấy nhói đau. Annabel muốn sau này sẽ là một nữ y tá ở một nước châu Á nghèo đói; tôi thì muốn trở thành một điệp viên trứ danh.
Ngay lập tức, chúng tôi mê nhau điên cuồng, vụng về, đau đớn, không còn biết xấu hổ; tôi phải nói thêm là một cách vô vọng, bởi lẽ nỗi khát khao cuồng khấu muốn chiếm hữu nhau đó chỉ có thể vợi nhẹ đi bằng việc thực sự ngấm vào nhau, nhập làm một với nhau, đến từng phân tử của cả linh hồn lẫn thể xác; nhưng ấy đấy, chúng tôi thậm chí không thể giao phối với nhau như lũ trẻ ở những xóm ổ chuột lúc nào cũng dễ dàng kiếm được cơ hội để làm. Sau lần điên cuồng tìm cách gặp nhau ban đêm trong vườn nhà Annabel (tôi sẽ nói thêm về chuyện này ở phần dưới), phạm vi riêng tư duy nhất mà chúng tôi được phép là ở ngoài tầm tai nghe, nhưng vẫn trong tầm nhìn, của khu đông người trên plage* (bãi tắm). Ở đó, trên cát mềm, cách các bậc phụ huynh mấy bước, chúng tôi nằm ềnh suốt buổi sáng trong tột đỉnh thèm khát đến đờ đẫn và lợi dụng mọi ngẫu nhiên may mắn trong không gian và thời gian để sờ soạng nhau: bàn tay cô, lấp một nửa trong cát, trườn về phía tôi, những ngón nâu thon mảnh lừ lừ tiến như kiểu mộng du, mỗi lúc một sát lại gần; rồi cái đầu gối anh ánh màu trắng sữa bắt đầu một hành trình dài, thận trọng; đôi khi, một cái ụ tình cờ do mấy đứa nhỏ đắp tạo cho chúng tôi một thứ bình phong đủ kín để có thể chà hai cặp môi mặn vào nhau; những tiếp xúc nửa vời ấy đã đẩy hai cơ thể thanh xuân, khỏe mạnh và thiếu kinh nghiệm của chúng tôi lên tới một bức xúc cao độ đến nỗi cả làn nước xanh mát lạnh trong đó chúng tôi tiếp tục bám riết lấy nhau cũng không thể làm nguôi dịu.
Trong số những bảo vật mà sau này, trong những năm bôn ba ở tuổi trưởng thành, tôi đã đánh mất, có một tấm hình do bác tôi chụp nhanh tại một tiệm cà phê vỉa hè; trong ảnh, ta thấy Annabel và cha mẹ cô ngồi quanh một cái bàn cùng với một ông già cổ lỗ thọt chân, bác sĩ Cooper, người theo đuổi bác tôi vào mùa hè năm ấy. Mặt Annabel nom không rõ lắm vì lúc ấy cô đang cúi trên cốc chocolat glacé* (sô-cô-la đá) của mình và người ta chỉ có thể nhận ra cô ở đôi vai trần mảnh khảnh và đường rẽ ngôi của mái tóc (theo những gì tôi còn nhớ về tấm ảnh đó) giữa một quầng nhoa nhóa nắng quyện lẫn với vẻ yêu kiều nay đã vĩnh viễn mất của cô; riêng tôi, lúc đó ngồi hơi tách ra khỏi mọi người, thì nổi bật lên một cách đầy kịch tính: một thiếu niên cau có, trán dô, mặc áo sơ mi ngắn tay sẫm màu và quần soọc may đẹp, bắt chéo chân, quay nghiêng mặt nhìn đi chỗ khác. Tấm ảnh này chụp vào ngày kết thúc mùa hè định mệnh của chúng tôi và chỉ mấy phút trước khi chúng tôi thực hiện nỗ lực thứ hai và cuối cùng nhằm chống lại số phận. Kiếm một cớ lăng nhăng chẳng ra đâu vào đâu (đây là cơ hội tối hậu của chúng tôi và ngoài ra, chẳng còn gì là thực sự quan trọng nữa), chúng tôi chuồn khỏi tiệm cà phê chạy ra bãi tắm, tìm được một dải cát vắng vẻ và ở đó, dưới bóng râm tím ngát của những tảng đá đỏ tạo thành một thứ hang động nhỏ, chúng tôi lao vào một cuộc ôm ấp vuốt ve rồ dại trước một nhân chứng duy nhất là cặp kính râm của ai đó bỏ quên. Tôi đã quì xuống, sắp sửa chiếm đoạt người yêu dấu thì hai người đi tắm râu ria xồm xoàm, ông già biển và em trai ông, chợt xộc ra từ những làn sóng, với những tiếng hò la khuyến khích tục tĩu, và bốn tháng sau, Annabel chết vì bệnh sốt chấy rận ở Corfu.
4
Tôi lật đi lật lại những kí ức khốn khổ đó và không ngừng tự hỏi: phải chăng kẽ nứt của đời tôi đã bắt đầu toác ra từ dạo ấy, trong cái ánh lấp lánh của mùa hè xa xăm ấy? Hay nỗi thèm khát thái quá của tôi đối với cô bé đó chỉ là bằng chứng đầu tiên của một dị tật cố hữu? Khi ráng thử phân tích những khát khao, động cơ, hành vi, vân vân của bản thân, tôi thường tự buông thả mình vào một thứ tưởng tượng hồi cố, nó cung cấp cho khả năng phân tích của tôi vô số chọn lựa, khiến cho mỗi con đường được hình dung đều rẽ đôi và tiếp tục rẽ đôi không ngừng trong cái mê cung nhằng nhịt đến phát điên là quá khứ của tôi. Nhưng tôi tin chắc rằng, theo một cách nhuốm màu pháp thuật và định mệnh nào đó, Lolita bắt đầu từ Annabel.
• Vân Sam
Trong lời bạt từ bản gốc của tác phẩm gây chú ý, tiến sĩ John Ray. Jr. đã cảnh báo cho những trang bản thảo đầy rẫy sự biến hóa của ngôn từ và sự quyện chặt của ý thức này như sau:
“….Với tư cách là một hồ sơ bệnh án, “Lolita” chắc sẽ trở thành một tư liệu kinh điển trong giới y học tâm thần. Với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, nó siêu vượt trên khía cạnh chuộc tội của nó; và đối với chúng tôi, điều còn quan trọng hơn cả ý nghĩa khoa học và giá trị văn học, là tác động đạo lí mà cuốn sách sẽ tạo nên đối với độc giả nghiêm túc; vì trong nghiên cứu cá nhân xót xa này, ẩn chứa một bài học phổ quát; đứa trẻ ngang ngạnh, người mẹ ích kỉ, gã quỉ ám hổn hển, không phải chỉ là những nhân vật sống động trong một câu chuyện duy nhất; họ cảnh báo ta về các khuynh hướng nguy hiểm; họ chỉ ra những cái xấu đầy cường lực. “Lolita” khiến tất cả chúng ta - những người làm cha mẹ, những nhà hoạt động xã hội, những nhà giáo dục - phải dốc sức, với tinh thần cảnh giác cao hơn nữa và sáng suốt hơn nữa, vào nhiệm vụ nuôi dạy một thế hệ tốt hơn trong một thế giới an toàn hơn.”
Widworth, Mas. - 5 tháng Tám năm 1955
Một hình ảnh của“Lolita”trên thế giới |
Tóm tắt tác phẩm
Humbert, nhân vật tôi, là giáo sư văn chương ở Paris, chạc 35 tuổi, đẹp trai. Tuy sống cùng với vợ nhưng Humbert không hề hứng thú tình dục với vợ mà luôn thầm tơ tưởng đến những cô gái 12, 13 tuổi để mong tìm lại thiên đường đã mất khi người yêu thời nhỏ của mình là Annabel đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Ông ta không hề thấy buồn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác, thậm chí còn ngạc nhiên khi vợ mình lại có sức hấp dẫn tới kẻ khác. Sau đó vài năm ông được mời sang Mĩ giảng dạy văn học trong một trường đại học ở New England. Bà chủ nhà trọ chỗ Humbert ở là Charlotte Haze yêu ông ta nhưng ông ta chẳng hề thấy hứng thú gì nơi người đàn bà góa phụ này, ngược lại Humbert lại yêu cô con gái tên là Lolita mới 12 tuổi của bà ta. Humbert chấp nhận lấy bà chủ nhà để được gần gũi với Lolita. Hàng ngày ông ghi vào nhật kí những cảm xúc dạt dào với đứa con riêng của vợ đang tuổi dậy thì. Rồi có ngày vợ ông lục tủ và phát hiện ra bí mật khủng khiếp trong tâm hồn của chồng được ghi trong cuốn nhật kí. Trong trạng thái hoang mang tột độ, bà vợ bị xe cán chết trên đường ra bưu điện gửi thư cho con gái đang ở trại hè. An táng vợ xong, Humbert đến chỗ Lolita sinh hoạt trại hè để đưa cô đi hết thành phố này đến thành phố khác, tối đến con gái và cha dượng cùng nhau mây mưa trong các motel. Rồi một hôm Lolita bỏ Humbert để theo một người đàn ông già khác là Clare Quilty. Ông gần như phát điên, tìm Lolita khắp nơi nhưng mấy năm sau ông mới tìm thấy Lolita đang mang thai với người chồng hơn cô vài tuổi. Mặc dù đang 17 tuổi nhưng Lolita trông xuống sắc kinh khủng. Humbert quá đau đớn vì hình ảnh nữ thần trong tim ông nay đã chết. Ông đưa cho Lolita toàn bộ số tiền của mình và tìm giết Clare Quilty, người đã quyến rũ nàng mấy năm trước. Humbert vào tù và kể lại câu chuyện của đời mình. Sau đó ông chết vì tắc động mạch vành. Lolita cũng chết khi sinh con vào đúng ngày Lễ giáng sinh năm 1952. (Nhã Nam) |
Trích đoạn Chương 1, 2, 3 và 4 – tác phẩm “Lolita” (nhà văn Vladimir Nabokov) với sự đồng ý của Nhã Nam – đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt. Dịch giả Dương Tường dịch từ bản gốc tiếng Anh.
***
1
Lolita , ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta : đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta.
Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu , chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly . Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.
Có ai trước em không nhỉ? Quả thật là đã có. Trên thực tế, có thể sẽ chẳng bao giờ có Lolita nào hết nếu vào một mùa hè nào đó, tôi đã không yêu một bé gái đầu tiên. Ở một công quốc bên bờ biển. Ờ, khi nào nhỉ? Khoảng ngần ấy năm trước khi Lolita ra đời, bằng số tuổi tôi vào mùa hè ấy. Một tên sát nhân bao giờ cũng sẵn văn phong cầu kì, quí vị có thể tin thế.
Thưa quí ông quí bà bồi thẩm, tang vật số một là cái mà những thiên thần thượng đẳng, những thiên thần ngây ngô, chất phác với đôi cánh cao quí, thèm muốn. Xin hãy nhìn mớ gai chằng chịt này.
Nhân vật tôi – Humbert – khi trưởng thành (hình ảnh từ bộ phim chuyển thể) |
2
....
Tôi học một trường ngoại trú của Anh cách nhà khoảng mấy cây số, ở đó tôi chơi quần vợt và ném bóng, được điểm tốt và rất thân thiện hòa đồng với các bạn học cũng như với các thầy cô giáo. Theo như tôi còn nhớ được, trước tuổi mười ba (tức là trước khi tôi gặp cô bé Annabel lần đầu), tôi chỉ có vỏn vẹn mấy trải nghiệm thực sự có liên quan đến tính dục, đó là: một cuộc trò chuyện trịnh trọng, đứng đắn và thuần túy lí thuyết về những bất ngờ của tuổi dậy thì trong vườn hồng của nhà trường với một thằng nhỏ người Mĩ, con trai một nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng thời ấy mà nó họa hoằn mới được thấy trong thế giới ba chiều; và những phản ứng ngồ ngộ nơi cơ thể tôi khi ngắm một số tấm ảnh, ngọc ngà và mờ tối, với những khoảng da thịt lộ ra cực kì mềm mượt, trong cuốn La Beauté Humaine* (Vẻ đẹp người) lộng lẫy của Pichon mà tôi thó được trong thư viện của khách sạn, moi từ dưới một chồng tạp chí Graphics đóng gáy màu cẩm thạch chất cao như núi. Về sau, cha tôi, theo cái cách vui vẻ, khoái hoạt của ông, truyền cho tôi tất cả những thông tin về tính dục mà ông nghĩ là tôi cần biết; đó là vào mùa thu năm 1923, ngay trước khi gửi tôi đến một lycée* (trường trung học) ở Lyon (chúng tôi qua ba mùa đông ở đây); nhưng than ôi, mùa hè năm ấy, cha tôi đi du lịch Ý cùng bà de R. và con gái bà, thành thử tôi chẳng có ai để than thở, chẳng có ai để thỉnh vấn.
3
Giống như tác giả những dòng này, Annabel cũng là con lai: bố Anh, mẹ Hà Lan. Bây giờ, tôi không còn nhớ rõ nét mặt cô, mờ ảo hơn nhiều so với hồi cách đây mấy năm, trước khi tôi gặp Lolita. Có hai loại kí ức thị giác; một là khi ta khéo léo tái tạo một hình ảnh trong phòng thí-nghiệm-tâm-trí, mắt vẫn mở (theo cách này, tôi hình dung Annabel dưới dạng vẻ có thể mô tả bằng những từ chung chung như: “da mật ong”, “hai cánh tay mảnh dẻ”, “tóc nâu bồng”, “mi dài”, “miệng rộng tươi rói”); hai là khi ta nhắm mắt gợi lên tức thì trên vành trong tối đen của mí mắt hình ảnh tuyệt đối trung thành, khách quan, như một bóng ma nhỏ bé theo các màu sắc tự nhiên, của một gương mặt yêu dấu (và đó là cách tôi hình dung Lolita).
Do vậy, trong việc mô tả Annabel, xin cho phép tôi chỉ nói gọn rằng đó là một cô bé rất đáng yêu kém tôi vài tháng tuổi. Cha mẹ cô là bạn cố tri của bác Sybil và họ cũng cứng nhắc như bác. Họ thuê một biệt thư cách khách sạn Mirana không xa. Ông Leigh hói đầu, da ngăm ngăm, bà Leigh (tên thời con gái là Vanessa van Ness) béo và mặt trát bự phấn. Tôi rất ghét cả hai vợ chồng! Thoạt đầu, Annabel và tôi toàn nói những chuyện đẩu đâu. Cô thường vốc từng vốc cát mịn và để nó chảy xuống qua kẽ tay. Đầu óc chúng tôi được khuôn đúc cùng một kiểu với những đứa trẻ châu Âu thông minh ở độ tuổi tiền-vị thành niên vào thời chúng tôi và thuộc giai tầng chúng tôi, và tôi không tin rằng người ta có thể gán cho chúng tôi ít nhiều phẩm chất thiên tài chỉ vì chúng tôi quan tâm đến sự đa nguyên của thế giới có cư dân, đến những cuộc thi đấu quần vợt, đến cõi vô tận, đến thuyết duy ngã , vân vân. Nhìn những con vật sơ sinh mềm nhũn và mỏng manh, chúng tôi đều cảm thấy nhói đau. Annabel muốn sau này sẽ là một nữ y tá ở một nước châu Á nghèo đói; tôi thì muốn trở thành một điệp viên trứ danh.
Ngay lập tức, chúng tôi mê nhau điên cuồng, vụng về, đau đớn, không còn biết xấu hổ; tôi phải nói thêm là một cách vô vọng, bởi lẽ nỗi khát khao cuồng khấu muốn chiếm hữu nhau đó chỉ có thể vợi nhẹ đi bằng việc thực sự ngấm vào nhau, nhập làm một với nhau, đến từng phân tử của cả linh hồn lẫn thể xác; nhưng ấy đấy, chúng tôi thậm chí không thể giao phối với nhau như lũ trẻ ở những xóm ổ chuột lúc nào cũng dễ dàng kiếm được cơ hội để làm. Sau lần điên cuồng tìm cách gặp nhau ban đêm trong vườn nhà Annabel (tôi sẽ nói thêm về chuyện này ở phần dưới), phạm vi riêng tư duy nhất mà chúng tôi được phép là ở ngoài tầm tai nghe, nhưng vẫn trong tầm nhìn, của khu đông người trên plage* (bãi tắm). Ở đó, trên cát mềm, cách các bậc phụ huynh mấy bước, chúng tôi nằm ềnh suốt buổi sáng trong tột đỉnh thèm khát đến đờ đẫn và lợi dụng mọi ngẫu nhiên may mắn trong không gian và thời gian để sờ soạng nhau: bàn tay cô, lấp một nửa trong cát, trườn về phía tôi, những ngón nâu thon mảnh lừ lừ tiến như kiểu mộng du, mỗi lúc một sát lại gần; rồi cái đầu gối anh ánh màu trắng sữa bắt đầu một hành trình dài, thận trọng; đôi khi, một cái ụ tình cờ do mấy đứa nhỏ đắp tạo cho chúng tôi một thứ bình phong đủ kín để có thể chà hai cặp môi mặn vào nhau; những tiếp xúc nửa vời ấy đã đẩy hai cơ thể thanh xuân, khỏe mạnh và thiếu kinh nghiệm của chúng tôi lên tới một bức xúc cao độ đến nỗi cả làn nước xanh mát lạnh trong đó chúng tôi tiếp tục bám riết lấy nhau cũng không thể làm nguôi dịu.
Trong số những bảo vật mà sau này, trong những năm bôn ba ở tuổi trưởng thành, tôi đã đánh mất, có một tấm hình do bác tôi chụp nhanh tại một tiệm cà phê vỉa hè; trong ảnh, ta thấy Annabel và cha mẹ cô ngồi quanh một cái bàn cùng với một ông già cổ lỗ thọt chân, bác sĩ Cooper, người theo đuổi bác tôi vào mùa hè năm ấy. Mặt Annabel nom không rõ lắm vì lúc ấy cô đang cúi trên cốc chocolat glacé* (sô-cô-la đá) của mình và người ta chỉ có thể nhận ra cô ở đôi vai trần mảnh khảnh và đường rẽ ngôi của mái tóc (theo những gì tôi còn nhớ về tấm ảnh đó) giữa một quầng nhoa nhóa nắng quyện lẫn với vẻ yêu kiều nay đã vĩnh viễn mất của cô; riêng tôi, lúc đó ngồi hơi tách ra khỏi mọi người, thì nổi bật lên một cách đầy kịch tính: một thiếu niên cau có, trán dô, mặc áo sơ mi ngắn tay sẫm màu và quần soọc may đẹp, bắt chéo chân, quay nghiêng mặt nhìn đi chỗ khác. Tấm ảnh này chụp vào ngày kết thúc mùa hè định mệnh của chúng tôi và chỉ mấy phút trước khi chúng tôi thực hiện nỗ lực thứ hai và cuối cùng nhằm chống lại số phận. Kiếm một cớ lăng nhăng chẳng ra đâu vào đâu (đây là cơ hội tối hậu của chúng tôi và ngoài ra, chẳng còn gì là thực sự quan trọng nữa), chúng tôi chuồn khỏi tiệm cà phê chạy ra bãi tắm, tìm được một dải cát vắng vẻ và ở đó, dưới bóng râm tím ngát của những tảng đá đỏ tạo thành một thứ hang động nhỏ, chúng tôi lao vào một cuộc ôm ấp vuốt ve rồ dại trước một nhân chứng duy nhất là cặp kính râm của ai đó bỏ quên. Tôi đã quì xuống, sắp sửa chiếm đoạt người yêu dấu thì hai người đi tắm râu ria xồm xoàm, ông già biển và em trai ông, chợt xộc ra từ những làn sóng, với những tiếng hò la khuyến khích tục tĩu, và bốn tháng sau, Annabel chết vì bệnh sốt chấy rận ở Corfu.
Một bìa sách “Lolita” khác sử dụng hình ảnh tăm tối hơn |
4
Tôi lật đi lật lại những kí ức khốn khổ đó và không ngừng tự hỏi: phải chăng kẽ nứt của đời tôi đã bắt đầu toác ra từ dạo ấy, trong cái ánh lấp lánh của mùa hè xa xăm ấy? Hay nỗi thèm khát thái quá của tôi đối với cô bé đó chỉ là bằng chứng đầu tiên của một dị tật cố hữu? Khi ráng thử phân tích những khát khao, động cơ, hành vi, vân vân của bản thân, tôi thường tự buông thả mình vào một thứ tưởng tượng hồi cố, nó cung cấp cho khả năng phân tích của tôi vô số chọn lựa, khiến cho mỗi con đường được hình dung đều rẽ đôi và tiếp tục rẽ đôi không ngừng trong cái mê cung nhằng nhịt đến phát điên là quá khứ của tôi. Nhưng tôi tin chắc rằng, theo một cách nhuốm màu pháp thuật và định mệnh nào đó, Lolita bắt đầu từ Annabel.
• Vân Sam