Bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.

{keywords}
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây hiệu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.

Bệnh lở mồm long móng có thể hạn chế được thiệt hại đáng kể bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vắcxin. Theo đó, để phòng bệnh bằng vaccine lở mồm long móng, cần tập trung tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống. Ngoài ra, căn cứ đặc điểm dịch tễ của bệnh lở mồm long móng và nguồn lực của địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh báo cáo, tham mưu cấp có thẩm quyền của địa phương xem xét, quyết định việc tiêm phòng vaccine lở mồm long móng cho các đối tượng gia súc khác.

Bảo đảm 2 lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng; lần 1 trong khoảng thời gian từ tháng 2-5 và lần 2 trong khoảng thời gian từ tháng 8-11. Ngoài 2 đợt tiêm chính, các địa phương cần có kế hoạch và tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi phát sinh trước và sau các đợt tiêm chính, bảo đảm tiêm vaccine cho tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng.

Văc xin phòng, ngừa bệnh

Ước tính mỗi năm, người chăn nuôi trong nước sử dụng khoảng 25 triệu liều vacxin phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn và trâu, bò. So với tổng đàn gia súc của Việt Nam hiện nay, thì tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đó cũng có thể là 1 trong các lý do gây bùng phát dịch lở mồm long móng thời gian gần đây.

Bằng chứng là từ cuối năm 2018 đến nay, Cục Thú y đã thống kê được 48 ổ dịch lở mồm long móng xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Yên Bái... trên cá thể lợn chưa được tiêm vacxin. Số gia súc mắc bệnh khoảng 2.400 con. Tuy nhiên, đó mới chỉ là số liệu thống kê trên giấy, còn thực tế, theo khảo sát thì dịch lở mồm long móng đang diễn biến phức tạp hơn ở cả phạm vi và mức độ thiệt hại.

Trong bối cảnh đó, người chăn nuôi cuống cuồng tìm cách phòng bệnh cho đàn gia súc để bảo vệ thành quả chăn nuôi. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhu cầu vacxin lở mồm long móng tăng đột biến. Bởi suy cho cùng tiêm phòng vacxin vẫn là biện pháp tốt nhất, an toàn và có giá thành thấp nhất trong việc đối phó với bệnh lở mồm long móng.

Trước đây, đối với các sản phẩm vacxin truyền thống, các doanh nghiệp nhập khẩu kháng nguyên của virus lở mồm long móng dưới dạng bán thành phẩm, sau đó san chia, phối trộn để tạo nên vacxin thành phẩm. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đang xuất hiện sản phẩm vacxin lở mồm long móng bị làm giả, làm nhái, kém chất lượng.

Thanh Bình