Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.
A. Trần Nhân Tông
Đáp án chính xác là Trần Nhân Tông.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285), Nguyên soái Toa Đô của địch bị quân ta chặt đầu ở Tây Kết. Khi thủ cấp được dâng lên, vua Trần Nhân Tông thương hại nói “người làm tôi phải nên như thế này. Rồi cởi áo đắp cho, sai quân đem liệm chôn". Hành động của vua được sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét "thực là câu nói của bậc đế vương. Nói rõ đại nghĩa để người bề tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, mối quan hệ lớn lắm vậy. Huống chi lại cởi áo ngự, sai người liệm chôn nữa. Làm vậy có thể khích lệ sĩ khí để trừ giặc mạnh là phải lắm".
B. Ngột Truật
C. Cao Chính Bình
A. 2
B. 3
Đáp án chính xác là 3.
Trần Nhân Tông là vị vua thứ 3 của triều đại nhà Trần, con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông, vua lên ngôi khi chưa đầy 20 tuổi, trị vì từ năm 1278 đến năm 1293 sau đó nhường ngôi lại cho con là vua Trần Anh Tông để làm Thái thượng hoàng. Trần Nhân Tông là vị vua nổi tiếng tài giỏi và anh minh của nhà Trần. Thời gian trị vì của ông gắn liền với hai lần chiến thắng chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287-1288.
C. 4
A. Chùa Bút Tháp
B. Chùa Dâu
C. Chùa Yên Tử
Đáp án chính xác là chùa Yên Tử.
Trần Nhân Tông là vị vua nổi duyên với đạo Phật. Tương truyền khi sinh ra thân thể vua đã sáng óng như vàng. Sau khi nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông, cuối năm 1299, vua đến tu tại chùa Trúc Lâm ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà. Tại đây, ông đã lập nên phái Thiền của Phật giáo Việt Nam. Sau khi viên tịch, vua được suy tôn là Phật Hoàng.
A. Ngọc Hân công chúa
B. An Tư công chúa
C. Huyền Trân công chúa
Đáp án chính xác là Huyền Trân công chúa.
Năm 1304, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông có chuyến đi chơi dài ngày tới Chiêm Thành và được vua Chế Mân tiếp đãi rất hậu. Sau 6 tháng liên tục ở trong cung vua Chiêm, trước khi ra về vua đã hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân – dù lúc đó vua Xiêm đã hơn 80 tuổi. Năm 1306 công chúa Huyền Trân chính thức vào làm dâu Chiêm Thành, đổi lại vua Chế Mân cũng dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay) cho Đại Việt để làm quà cưới.
A. Trần Khánh Dư
Đáp án chính xác là Trần Khánh Dư.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Khánh Dư là tướng giỏi, từng có công trong kháng chiến chống Mông –Nguyên nên được phong làm Phiêu kỵ đại tướng quân. Sau này Khánh Dư mắc tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy – vợ của Hưng Vũ Vương Nghiễn (con trai Trần Quốc Tuấn), Trần Khánh Dư bị phạt đánh 100 gậy, nhưng thương tình, vua Trần Nhân Tông dặn lính khi đánh nhờ dốc đầu gậy lên, nhờ thế mà qua 100 gậy, Trần Khánh Dư vẫn thoát chết.
B. Trần Nhật Hiệu
C. Trần Văn Lộng
Đính chính Do sơ suất, trong bản đăng tải ban đầu của trắc nghiệm, Câu 1 “Vua nào của nhà Trần từng cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp của tướng địch?” có sự nhầm lẫn về phương án lựa chọn. Xin được đính chính như sau: Câu 1 “Vua nào của nhà Trần từng cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp của tướng địch? A. Trần Nhân Tông B. Ngột Truật C. Cao Chính Bình Ban giáo dục Báo Vietnamnet thành thật cáo lỗi cùng độc giả. |
Tiểu Uyên
Bạn biết gì về các vị trong Bộ Tư lệnh tiền phương chiến dịch Mậu Thân?
Bạn có biết nhiều hơn về các vị từng ở trong 2 Bộ Tư lệnh tiền phương trong Chiến dịch Mậu Thân 1968?
Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?
Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.
Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”? Ai là người ôm bộc phá mở đường máu tiến sâu vào Tân Sơn Nhất?...
Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?
Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.
Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.
Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…
Cái chết tức tưởi của các vị vua
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.
Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?
Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.
Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?
Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...
Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút
Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.
Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.
Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?
Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.
Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?
Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.