- Trước thông tin về việc Việt Nam tạm ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem để điều tra các tai biến sau tiêm và tái kiểm định chất lượng, PV đã có cuộc trao đổi với đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam để làm rõ một số thông tin liên quan đến loại vắc xin này.

- Từ trước đến nay, ngoài vắc xin Quinvaxem, Việt Nam đã nhận được những vắc xin viện trợ nào và chất lượng ra sao?

Việt Nam mua và chỉ cung cấp các loại vắc xin chất lượng của WHO cho chương trình tiêm chủng quốc gia của mình.

Những loại vắc xin này phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng toàn cầu.

Bên cạnh đó, mỗi loại vắc xin cũng phải được Viện kiểm nghiệm vắc xin và sinh phẩm y tế cấp phép. Điều này cũng có nghĩa là số vắc xin đã trải qua các kiểm tra về chất lượng và an toàn ở Việt Nam trước khi nhập khẩu.
{keywords}

Tiêm vắc xin có cả lợi ích lẫn rủi ro. Cha mẹ nên tiêm chủng cho con đầy đủ vì lợi ích phòng bệnh là rất lớn



- Các vắc xin đó có gây ra những sự cố nào tương tự Quinvaxem hay không?

Việt Nam có một hệ thống giám sát hiệu quả để giám sát các sự việc bất lợi sau khi tiêm phòng, đó là lý do tại sao lại có việc điều tra này (việc điều tra các trường hợp tử vong  và gặp tai biến sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong thời gian qua – PV).

Hiện tại không có lo ngại nào về độ an toàn và chất lượng của các vắc xin khác được sử dụng ở chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng, và trẻ em nên được chủng ngừa bằng các loại vắc xin này.

- WHO tại Việt Nam có thông tin gì về vắc xin Quinvaxem? Ngoài Việt Nam, có nhiều nước sử dụng Quinvaxem không? Họ có gặp các vấn đề tương tự như tại Việt Nam không?

WHO cũng chính là tổ chức tiền kiểm định chất lượng vắc xin Quinvaxem trước khi vắc xin này được đưa vào sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam.

Khi thông tin về vụ việc được đưa ra, WHO Việt Nam đã làm việc chặt chẽ với các chuyên gia An toàn Vắc xin tại trụ sở WHO ở Geneve, cũng như với văn phòng khu vực tại Manila (Philippines).

Kể từ khi WHO kiểm định vắc xin Quinvaxem vào năm 2006, hơn 400 triệu liều vắc xin này đã được cung cấp một cách an toàn cho hơn 90 quốc gia.

Điều này cho thấy rằng vắc xin Quinvaxem và các loại vắc xin 5 trong 1 khác là an toàn.

Sri Lanka, Pakistan, Chi-Lê và Brazil cũng đã điều tra các trường hợp xấu xảy ra sau khi tiêm chủng bằng Quinvaxem trong các đợt kiểm tra, giám sát thường kỳ độ an toàn của vắc xin.

Tuy nhiên, trong trường hợp ở Việt Nam, các điều tra này không cho thấy mối liên hệ nguyên nhân – hệ quả giữa việc phân phát vắc xin tới bất kỳ sự việc nào sau đó.

- Hiện Việt Nam chưa tìm được nguồn vắc xin thay thế và các phương án được đưa ra (như giãn các mũi tiêm khoảng vài tháng để chờ đợi, hoặc sử dụng vắc xin dịch vụ) được cho là có thể gây ra những xáo trộn trong tiêm chủng. Vậy WHO tại Việt Nam có khuyến cáo gì cho Việt Nam trong thời điểm này không?

WHO vẫn rất hy vọng rằng sau khi hoàn tất các điều tra đang tiến hành, vắc xin Quinvaxem sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng tiếp.

Mặc dù Quinvaxem vẫn đang tạm ngưng sử dụng nhưng vẫn còn các loại vắc xin và dịch vụ khác. Trừ khi được khuyến cáo, còn không thì các cha mẹ và các nhân viên y tế vẫn nên đưa trẻ nhỏ tới trung tâm y tế đúng lúc để đảo bảo con mình nhận được các loại vắc xin cho trẻ em và các gói dịch vụ khác như bình thường.

Điều quan trọng cần lưu ý là các vắc xin này đều rất an toàn. Hều hết các phản ứng với vắc xin thường là nhỏ và chỉ là nhất thời, như là bị đau nhức ở tay và sốt nhẹ.

Các vấn đề nghiêm trọng khác là vô cùng hiếm và như tình huống này cho thấy, sự việc được giám sát cẩn thận và điều tra kỹ càng ở Việt Nam. 

Các cha mẹ nên nhớ rằng các chứng bệnh có thể tiêm chủng sẽ gây tổn thương cho trẻ nhiều hơn là do vắc xin. Chẳng hạn như vi khuẩn có thể gây ra bệnh bại liệt, bệnh sởi có thể khiến trẻ bị viêm não và mù, và một số bệnh khác có thể gây nên tử vong. 

Trong khi việc vắc xin gây tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc thì lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn rất nhiều so với rủi ro, và sẽ còn rất nhiều, rất nhiều trẻ bị tổn thương hoặc thậm chí tử vong nếu như không được tiêm vắc xin.

C.Quyên – Lê Thu (Thực hiện)