Về trách nhiệm quản lý lao động giúp việc gia đình, dự thảo nghị định nêu rõ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH thực hiện việc hướng dẫn Phòng LĐ-TB&XH và công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH: Hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.
Về trách nhiệm của UBND cấp xã, phường, dự thảo nêu rõ: UBND cấp xã, phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình theo hướng dẫn của Sở LĐ-TB&XH và Phòng LĐ-TB&XH.
UBND cấp xã, phường có trách nhiệm phân công đầu mối theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
Đồng thời, UBND cấp xã, phường tiếp nhận việc sử dụng, chấm dứt sử dụng lao động giúp việc gia đình; tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Dự kiến nếu được thông qua, dự thảo nghị định sẽ có hiệu lực từ 1/1/2021.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động giúp việc gia đình thực hiện theo quy định tại Chương 7 của Bộ luật Lao động, trong đó: Người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ hằng tuần quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày; nghỉ ít nhất 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục. |
(Theo Dân trí)