Dù Romney có xuất sắc đến mấy trong những ngày tới, giới truyền thông có thêu dệt về các kịch bản đầy kịch tính đến mấy thì một phép toán đơn giản cũng chỉ ra thực tế rằng: Obama đã thắng cử. 

Tổng thống Obama và ứng viên phe Cộng hòa Mitt Romney
Vài tuần trước khi diễn ra tranh luận trực tiếp Ứng viên Tổng thống Mỹ, giới chuyên gia Mỹ râm ran rằng Tổng thống Obama đang trên đà bứt phá. Nhưng với màn tranh luận ấn tượng của ứng viên Romney, cuộc chơi đã thay đổi. Một nhà bình luận đã viết ra năm lý do nói rằng còn quá sớm để loại bỏ các cơ hội của ông Romney trong kỳ bầu cử này.

Rồi ngay sau đó, cây bút này lại viết ra năm lý do giải thích tại sao vẫn còn quá sớm để loại Obama khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng. Romney tuy có giành được thế thượng phong, nhưng chiến dịch của Obama đang phản công và điều chỉnh về mặt chiến lược.

Giới truyền thông ra sức cập nhật cho công chúng về cuộc bầu cử đang cận kề và cả những diễn biến đầy kịch tính.

Tuy vậy, chớ có tin vào mọi sự phóng đại. Phép toán này rất đơn giản: Bầu cử đã xong, và Obama đã thắng.

Mọi người sẽ cảm thấy bối rối trước thực tế này, nguyên nhân là vì giới truyền thông luôn tung ra các con số thống kê thăm dò dư luận. Cánh báo chí muốn nuôi một sự ảo tưởng về cuộc bầu cử đang gần kề nhằm duy trì lượng độc giả. Trong các thăm dò dư luận là cử tri đại chúng trên cơ sở toàn quốc, bầu cử có vẻ như là cuộc chơi của bất kỳ ai. Thực vậy, theo thăm dò của Real Clear Politics (RCP) – tính trung bình tất cả các cuộc thăm dò dư luận, Obama chỉ dẫn hơn Romney có 3,1%. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là tới ngày bầu cử, việc Romney vượt qua khoảng cách này không phải quá khó để hình dung, đặc biệt là khi cân nhắc đến thực tế: các cuộc thăm dò đều có sai số, rất nhiều cử tri độc lập chưa thể lựa chọn ứng viên nào cho tới tuần cuối cùng.

Với cách nhìn nhận này, nhiều người Mỹ từng sốc (và cũng mau quên) hồi năm 2000, lá phiếu của cử tri đại chúng không còn quyết định nhiều tới Bầu cử Tổng thống như thời đưa ra các quyết định sở hữu các đội bóng đá. Lá phiếu của cử tri đại chúng là một chỉ số cho thấy ứng viên nào sẽ thắng cử, đặc biệt là khi ứng viên đó dẫn trước với một khoảng cách rất lớn.

Nhưng cũng như môn bóng đá, một đội bóng có thể kiểm soát được bóng tới 99% trong trận đấu, nhưng chỉ cần đội còn lại đều đặn đá vào lưới và giành phần thắng, thì cũng như vậy, một ứng viên tổng thống có thể thắng tại các bang lớn và quan trọng trong khi có thể thua ở các bang khác nhỏ hơn và do đó biến cuộc bầu cử thành "tro bụi". Vấn đề then chốt là sau cùng, cứ ứng cử viên nào về nhà với 270 phiếu đại cử tri cần thiết là người đó sẽ thắng cử.

Và nếu theo cách tính đó thì cuộc bầu cử tổng thống không hề gần như giới truyền thông đang mô tả. Khi theo tính trung bình của RCP trong các thăm dò dư luận quan trọng ở mỗi bang, nếu như bầu cử diễn ra vào đúng ngày hôm nay thì ông Obama có thể giành 332 phiếu đại cử tri; thừa 62 phiếu và hơn 126 phiếu so với ông Romney (206 phiếu). Nói cách khác, riêng số phiếu thừa của ông Obama đã hơn một nửa tổng số phiếu của ông Romney. Thậm chí nếu như loại các bang còn chưa ngã ngũ sang một bên, ông Obama vẫn có 269 phiếu đại cử tri, tức là thiếu đúng một phiếu ông cần để giành phần thắng.

Trên thực tế, Obama có vẻ như đang trên đà vươn xa hơn cả chiến thắng năm 2008. Chẳng hạn như khi cân nhắc một số bang lớn chỉ “nghiêng về Obama”. Tại bang Wisconsin (10 phiếu đại cử tri), Obama vẫn đang dẫn trước Romney với khoảng cách là 7,6%; chính xác bốn năm trước, vào ngày 4/10/2008, Obama chỉ dẫn trước McCain 5% nhưng cuối cùng lại giành phần thắng tại bang này với 13% cách biệt.

Tương tự, ông Obama hiện đang dẫn trước 10% tại bang Michigan (16 phiếu đại cử tri); cũng vào ngày này 4 năm trước, ông chỉ dẫn có 7% và sau đó giành phần thắng với chênh lệch là 16,4%. Và trong khi lúc này ông Obama chỉ dẫn trước tại bang Ohio với 5,5% thì bốn năm trước, con số này chỉ là 2%, nhưng cuối cùng ông vẫn thắng sít sao ứng viên McCain với điểm chênh là 4,6%.

Vậy còn các bang chưa ngã ngũ? Liệu ông Romney có thể nào tận dụng được đà tiến công như hiện nay và có được số điểm ngang với Obama?

Đừng vội đặt cược. RCP đã xếp hạng 7 bang còn chưa rõ thắng thua, trong đó ông Obama đang dẫn ở 5 bang. Tại Colorado, ông Obama dẫn trước 3,1% và thắng ở bang này năm 2008, hơn đối thủ 9,0%. Ông cũng đang dẫn tại bang Florida với 2,0%, năm 2008 ông cũng giành phần thắng tại đây.

Tại bang Iowa, ông Obama cũng dẫn trước 3,5% và trong ngày Tổng tuyển cử năm 2008, ông đã thắng tại bang này và hơn đối thủ 9,5%. Tương tự, tại bang Nevada, Obama đang vượt Romney và thắng ở bang này năm 2008 với số điểm hơn đối thủ 13%. Tại bang Virginia, ông Obama cũng đang hơn ông Romney 3,5%, và từng thắng ở bang này khi hơn McCain 6,3%.

Đối với ông Obama, việc mất một hoặc hai trong số các bang này cho dù ông đã thắng tại đây và hiện đang dẫn trước đối thủ là một điều hợp lý. Và ngay cả việc ông Obama có thể giành lại phần thắng ở bang North Carolina cũng là một điều có vẻ logic cho dù hiện nay Romney đang dẫn trước Obama chưa đầy một điểm.

Để khiến Obama mất TẤT CẢ các bang trên dù đang dẫn trước – tính cả North Carolina và Missouri (hiện Romney đang dẫn ở bang này với khoảng cách 5%) – thì ông Romney sẽ cần phải thể hiện cực kỳ, cực kỳ ấn tượng (trong hai hoặc ba cuộc tranh luận tới đây).

Rất xin lỗi ngài Romney, nhưng đây chỉ đơn giản là vấn đề toán học; do đó, mọi việc đã chấm hết.

  • Lê Thu (theo Diplomat)

38 tỷ phú Mỹ 'ghét' Obama
Có 38 tỷ phú đứng ra hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các quỹ vận động tranh cử của ứng cử viên đảng Cộng Hòa Mitt Romney. Trong khi đó số tỷ phú ủng hộ cho Tổng thống Obama chỉ là 7 người.
 
Thăm dò dư luận: Romney vượt Obama
Với màn trình diễn ấn tượng trong đêm tranh luận trực tiếp đầu tiên, ứng viên phe Cộng hòa Mitt Romney có vẻ như đang dẫn trước đương kim Tổng thống Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
 
Cơ hội của Obama sau "cú thua" đầu tiên
Obama cũng có cơ hội tương tự như Ronald Reagan, vị tổng thống từng thất bại thảm hại trong cuộc tranh luận đầu tiên nhưng lại chiến thắng cuộc bầu cử năm 1984. Chúng ta sẽ chứng kiến xem ông tận dụng cơ hội ấy như thế nào.
 
Obama 'bắn trả' Romney
Nhóm tranh cử của Tổng thống Obama tấn công dồn dập vào ứng viên Mitt Romney, xoáy vào tính trung thực của ứng viên này trong chính sách thuế.
 
Obama tố Romney không trung thực
Một ngày sau sự xuất hiện im hơi lặng tiếng tại cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phản công đối thủ Đảng Cộng hòa Mitt Romney vào hôm thứ Năm.
 
Obama - Romney hiệp 1: Tầm ảnh hưởng của thắng thua
Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney đã tranh cãi gay gắt về chương trình kinh tế tại màn tranh luận trực tiếp đầu tiên trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
 
Tranh luận thua, Obama gánh ‘lời nguyền đương nhiệm’
Cũng giống như nhiều người tiền nhiệm của mình, Tổng thống Obama đã trở thành nạn nhân trong đêm tranh luận đầu tiên vì quá nhiều kỳ vọng, nóng nảy và vì một đối thủ khát khao chiến thắng.
 
Cuộc "khẩu chiến" Obama - Romney đầu tiên
Cuộc tranh luận đầu tiên trong cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ 2012 giữa Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney diễn ra tại trường đại học Denver từ 9h tối ngày 4/10 giờ địa phương.
 
Obama, Romney chuẩn bị gì cho tranh luận đầu tiên
Tổng thống Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney hầu như không lộ diện hôm 1/10 khi cả hai chuẩn bị cho cuộc tranh luận đầu tiên được truyền hình trực tiếp. </p>
 
Lãnh đạo thế giới chọn Obama hay Romney?
Khi được hỏi muốn nhìn thấy ai tại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử,&nbsp;Tổng thống Nga Putin đánh giá ông&nbsp;Obama "chân thành muốn đem lại nhiều thay đổi", trong khi Tổng thống Pháp Hollande cho hay:&nbsp;Tôi cứ cẩn thận không nói gì hết...