Trong một tòa nhà ở ngoại ô Bắc Kinh, công nhân đang khâu mô bò và mô lợn vào van tim thay thế cho người. Đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Nhà sáng lập Jin Lei muốn tìm kiếm thêm những cơ hội mở rộng hoạt động công ty trong các chính sách tài chính mới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đối với công ty của ông Jin, Balance Medical Technology, niêm yết cổ phần trên Sàn giao dịch công nghệ Thượng Hải, có thể gây đủ số vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng rộng 16.000 mét vuông cùng một trung tâm nghiên cứu, giúp tăng sản lượng mô cấy van tim lên gấp 8 lần, đạt hơn 8.000 van mỗi năm.
Ông Jin Lei. Ảnh: Bloomberg. |
Điều này sẽ đưa công ty của ông Jin tiến gần hơn tới Tập đoàn Edward Lifescatics, người khổng lồ được định giá 36 tỷ USD được ông coi là hình mẫu lý tưởng.
Balance Medical có mức doanh thu nhỏ nhất trong số 119 ứng viên muốn niêm yết trên Sàn giao dịch công nghệ Thượng Hải. Tham vọng của Jin là tham gia vào cuộc chiến lớn mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành trong thời gian gần đây.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng áp lực lên Trung Quốc thông qua thuế quan thương mại, chèn ép một trong những công ty công nghệ lớn nhất nước này là Huawei, khiến Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
Để đáp trả lại những chính sách cấm vận của Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc khuyến khích đẩy mạnh đổi mới trong nước bằng cách xây dựng các “con đường tơ lụa”, hỗ trợ cho những công ty công nghệ như của ông Jin.
Một nhân viên đang khâu mô bò vào van tim cho người ở Balance Medical ở Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg |
“Khi ông Tập nói rằng đất nước phải thúc đẩy sự tự đổi mới, tôi rất lo lắng. Nếu cuộc chiến thương mại này duy trì, những thiếu hụt công nghệ cốt lõi sẽ là điểm yếu của chúng tôi”, ông Jin nói. Ông là người đã trở về Trung Quốc từ năm 2001 sau khi theo học và thực hiện một nghiên cứu ở Mỹ.
Động thái gần đây của ông Trump nhằm hạn chế việc bán các linh kiện quan trọng của Mỹ cho Huawei Technologies, đe dọa sẽ bóp nghẹt khả năng tiếp cận các công nghệ chủ chốt, làm suy yếu mục tiêu trở thành siêu cường công nghệ của Trung Quốc.
Các nhà phân tích của Credit Suisse Group AG ước tính Mỹ chi nhiều hơn gấp năm lần so với Trung Quốc cho các nghiên cứu cơ bản.
Tuy nhiên, với các công ty công nghệ nhỏ được niêm yết trên sàn mới, một số có thể trở thành những tên tuổi lớn trong tương lai. Những công ty này sẽ nhận được hỗ trợ từ bộ máy chính quyền trên khắp cả nước. Ông Tập Cận Bình muốn ngầm tuyên bố nhà chức trách địa phương sẽ hỗ trợ hết mình cho các công ty công nghệ trong "cuộc chiến" với Mỹ.
Jin nghe về sàn giao dịch mới vào tháng 11 năm ngoái khi ông xem bài phát biểu của ông Tập trên truyền hình. Khi đó, ông đã chuẩn bị hồ sơ niêm yết trên ChiNext (sàn chứng khoán hoạt động theo mô hình sàn Nasdaq, dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cao) của Thâm Quyến.
Chính quyền Trung Quốc thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ vừa và nhỏ bằng các chính sách "con đường tơ lụa". Ảnh: The New York Times. |
Ông cho biết bản thân đã rất phấn khích khi nghe về những chính sách mới thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ trong nước. "Đối với những người khởi nghiệp như chúng tôi, được niêm yết trên sàn này sẽ giành được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ hơn", ông Jin nói.
Ngoài ra, bất kỳ chính sách thuế trả đũa nào mà Trung Quốc áp đặt lên các công ty y tế của Mỹ cũng sẽ có lợi cho những công ty như của ông Jin. Đáng kể đến nhất trong số này là Edward Lifesciences, hãng sản xuất thiết bị y tế của Mỹ chiếm gần 20% thị phần toàn cầu theo số liệu của Bloomberg.
Trong lúc nền thương mại Trung Quốc và Mỹ bùng lên một loạt vấn đề, những công ty như ông Jin đang vạch ra các bước phát triển tiếp theo. Ông Jin đang có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và đẩy mạnh các thử nghiệm lâm sàng cho sản phẩm mới.
"Chúng tôi còn nhỏ bé ở hiện tại, nhưng nếu chính phủ nghiêm túc trong việc thúc đẩy công nghệ và tự đổi mới, trong vòng từ năm đến tám năm chúng tôi có thể cạnh tranh với những người khổng lồ ở Mỹ", ông Jin nhận định.