- TP.HCM có mưa lớn do ảnh hưởng bão Damrey những ngày này, kết hợp với triều cường đang dâng cao sẽ gây ngập nặng.
Trong cuộc họp khẩn của UBND TP.HCM với 24 quận huyện và các sở ngành về phương án ứng phó bão số Damrey (bão số 12), Thạc sĩ Lê Đình Quyết - Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, bão vào Nam Bộ với cường độ trung bình sẽ có khả năng bị không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống làm cong đường đi ban đầu. Do vậy, cơn bão có thể đi chếch xuống phía Nam.
Theo ông Quyết với tốc độ di chuyển rất nhanh - khoảng 20km/h, bão sẽ đổ bộ vào đất liền khoảng ngày 4/11; từ Trung Trung Bộ tới Nam Trung Bộ và gây mưa nhiều cho khu vực này. Lượng mưa 500-700 mm, có nơi gần 1.000 mm cho cả đợt.
Theo nhìn nhận của ông Quyết, khả năng ảnh hưởng của bão ở các tỉnh Đông Nam Bộ và TP.HCM ở mức độ thấp nhưng không phải là không có.
“Khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới lần này dự báo từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận. Tuy nhiên, điều lo lắng là hệ thống sông Sài Gòn đang có đợt triều cường lớn, đỉnh triều cao nhất ngày 5/11 là 1,63 m; ngày 6/11 là 1,67 m và 1,68 m. Nếu mưa lớn kết hợp với triều cường sẽ gây ngập nặng” - ông Quyết nhận định.
TP.HCM tổ chức họp lên phương án phòng chống bão số 12 |
Ông Trần Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, địa phương đã tổ chức thống kê toàn bộ số hộ dân cần phải di dời theo đúng thực tế, phân công lực lượng, lập danh sách các phương tiện hiện có trên địa bàn để chủ động triển khai các phương án khi có yêu cầu, tổ chức các điểm tập kết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, thống kê số căn nhà không an toàn khi có ảnh hưởng thiên tai.
Qua khảo sát, nếu ở mức độ bão mạnh thì khả năng di dời cả xã đảo Thạnh An và các hộ dân sống ven sông dự kiến trên 6.000 người, số nhà cửa cần chằng chống khoảng 710 căn.
Phát biểu tại buổi họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm yêu cầu việc phòng, chống, ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão lũ là công việc thường xuyên nên không được chủ quan, lơ là.
Mưa bão kết hợp triều cường sẽ khiến Sài Gòn ngập nặng |
Vừa qua, TP đã tổ chức diễn tập về phòng thủ dân sự (phòng, chống, ứng phó khi bão đổ bộ vào TPHCM). Hiện TP có 3 phương án là phòng, chống khi bão đổ bộ vào TP; ứng phó với áp thấp, bão vào biển Đông; ứng phó với tình trạng hồ Dầu Tiếng xả lũ và triều cường.
“Các quận, huyện chủ động kiểm tra các vị trí xung yếu để có phương án di dời người dân theo phương châm 4 tại chỗ và 3 sẵn sàng, nếu gặp khó khăn báo cáo UBND TP xử lý”, ông Liêm nhấn mạnh.
Đồng thời, Phó chủ tịch TP yêu cầu, theo dõi sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới và bão để tính toán phương án phòng, chống kịp thời.
Bộ đội Biên phòng TP và Chi cục Thủy sản TP nắm bắt tàu thuyền hoạt động trên biển để thông báo cho các chủ tàu thuyền di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, tránh trú an toàn.
Bão số 12 vào Nam Bộ, tránh lặp thảm họa hàng nghìn người chết
Áp thấp nhiệt đới hôm nay sẽ mạnh lên thành bão, đi vào biển Đông trở thành bão số 12, có nguy cơ tác động trực tiếp Nam Bộ.
Thời tiết 2/11: Bão vào biển Đông, Bình Thuận-Kiên Giang đề phòng vòi rồng
7h sáng, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 12 (tên quốc tế là Damrey).
Trước nguy cơ bão: ĐBSCL họp khẩn, cấm tàu thuyền ra khơi
Các tỉnh tại ĐBSCL đã họp khẩn để ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang hướng vào, có thể gây ra mưa to, gió lớn kèm theo lốc xoáy, vòi rồng.
20 năm sau bão Linda, Cà Mau đón áp thấp nhiệt đới
Đúng 20 năm sau bão Linda khiến hàng trăm người chết, Cà Mau có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do áp thấp nhiệt đới.
Văn Bình - Như Sỹ