- Sau khi mở diễn đàn về
phong bì bệnh viện, VietNamNet đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả. Các ý
kiến bàn luận khá đa chiều, xoay quanh việc nguồn gốc của phong bì, cách giải
quyết vấn nạn này.
TIN LIÊN QUAN:
Hai nhiễu loạn y tế dẫn đến phong bì bệnh viện
Tự sự nhói lòng của bác sĩ về 'phong bì'
Sau 1 năm, bác sĩ 'sạch' sẽ 'nghiện' phong bì
Phong bì bệnh viện: Đưa không khéo bị 'ăn mắng'
Vì sao bác sĩ "nói không với phong bì"
5 bệnh viện cam kết “nói không với phong bì”
Y đức xuống cấp, cơ chế tổ chức và quản lý yếu kém
Bạn đọc Đức Hiếu cho rằng, phần lớn bác sỹ, hay rất nhiều người Việt Nam hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực khác đều rất coi trọng đạo đức trong các mối quan hệ.
Nhất là trong ngành y, các bác sỹ đều là những người học hành tốt, thì nhận thức của họ về vấn đề y đức lại càng sâu sắc. Nhưng tại sao, những hành vi của một số người thì lại như vậy?
Bệnh nhân bức xúc vì y đức xuống cấp |
"Tôi cho rằng, cái gốc rễ, căn nguyên nằm ở cơ chế của chúng ta. Nó không khuyến khích được những người làm nghề (trong đó có nghề y) giàu có, đảm bảo được cuộc sống, bằng cách cống hiến hết mình bằng nghề nghề nghiệp mình theo đuổi. Hay những người tài, giỏi chuyên môn, thì có khi thu nhập lại thấp hơn những kẻ bất tài, hay chỉ giỏi luồn lách, lưu manh, xu nịnh.
Chỉ khi nào, cơ chế của chúng ta tạo ra làm sao mà người ta thi đua, cạnh tranh bằng trí tuệ, tinh thông nghề nghiệp thay vì cạnh tranh bằng sự lưu manh thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề", bạn đọc Đức Hiếu bày tỏ quan điểm.
Bạn đọc Hoàng Huy đánh giá gốc rễ của nạn phong bì xuất phát từ thực trạng y đức của phần nhiều bác sỹ hiện nay quá yếu, cộng với sự quản lý thiếu chặt chẽ của lãnh đạo các bệnh viện.
"Ví dụ ở khu C Bệnh viện Việt Đức có nội quy: cấm đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, nghĩa là sau thì vẫn tốt. Thực tế là, bác sĩ không bao giờ đòi đưa phong bì, mà đó là luật bất thành văn, nếu không, trong quá trình điều trị sẽ bị gây khó dễ, chỉ thương cho những gia đình nghèo mà có người thân bệnh nặng, vì y bác sĩ đâu có thói quen từ chối!
Bạn thử nhìn vào cuộc sống của BS ở các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên thì biết,nếu không nặn bóp của bệnh nhân thì lấy đâu ra?", bạn đọc này thắc mắc.
Bạn đọc Hoàng Công lại có
cách lý giải riêng: "Hãy dùng phép tính thử: Một sinh viên ĐH Y học mất 6 năm ra
trường đi làm lương được khoảng 2 triệu. Một tuần có 2-3 đêm trực, tiền trực đêm
được 1,5 bát phở. Sau một thời gian công tác lại đi nâng cao tay nghề. Mất nhiều
thời gian, tiền của, chế độ chính sách dành cho các y, bác sỹ,.. làm sao tránh
được tiêu cực?".
Điều chỉnh
tên cuộc vận động "Nói không với phong bì" Theo lãnh đạo công đoàn Y tế VN thì nội dung này hiện nay đã được điều chỉnh theo đúng Quy tắc ứng xử đối với cán bộ nhân viên y tế, đó là: "Không nhận tiền, quà biếu của người bệnh trước và trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện". |
Bệnh nhân đưa phong bì, bác sĩ khó từ chối?
Bác sỹ Lê Nam cho rằng các bệnh viện công lập cần hoc hỏi bệnh viện tư trong vấn đề tổ chức nguồn lực và quản lý, giám sát tiêu cực: "Tôi là một bác sỹ làm việc tại bệnh viện công, ngoài ra có làm thêm ở bệnh viện tư. Tôi thấy ở bệnh viện công thì đúng là có hiện tượng bệnh nhân đưa phong bì nhân viên y tế, bản thân tôi cùng thường xuyên nhận được phong bì nhưng tôi thấy cũng rất khó từ chối, không phải sự hấp dẫn của phong bì mà do bệnh nhân cứ phải đưa cho bằng được trả lại cho bệnh nhân nói cỡ nào cũng không xong.
Còn ở bệnh viện tư chẳng bao giờ có hiện tượng đưa phong bì, thậm chí nhiều bệnh nhân còn không có lời cảm ơn nhưng thái độ của nhân viên y tế đều rất tốt, rất vui vẻ thậm chí là chiều bệnh nhân hết mức.
Tôi không hề phân biệt đối xử giữa người đưa phong bì và người không đưa nhưng tôi vẫn thích cách làm của bênh viện tư hơn. Vậy tại sao ở bệnh viện tư lại có sự khác biệt như vậy? Lưu ý là ở bệnh viện tư bệnh nhân cũng được khám bệnh bằng thẻ BHYT chứ không phải khám dịch vụ".
Bạn đọc Nguyễn Mạnh Vững có cái nhìn khác: "Vấn đề phong bì trong ngành y không thể vơ đũa cả nắm. Tôi có người nhà nằm điều trị tại khoa huyết học bệnh viện Bạch Mai 1 tháng được các y bác sỹ tại khoa điều trị rất nhiệt tình... Đặc biệt là bác sỹ trưởng khoa.
Các em tôi trước và trong khi điều trị có ý đưa phong bì một các kín đáo nhưng bác sỹ đều từ chối. Khi ra viện chúng tôi đưa phong bì tỏ lòng cảm ơn nhưng bác sỹ này cương quyết từ chối không nhận".
Theo bạn đọc Vững, việc giáo dục người bệnh cũng rất quan trọng. Bởi trong nhiều trường hợp bác sỹ không đòi hỏi nhưng bệnh nhân vẫn cứ "ép" bác sỹ cầm phong bì, có nhiều phong bì đưa với tính chất "cảm ơn" nhưng sau đó họ lại hiểu khác đi khiến vấn đề thêm trầm trọng.
Ngoài bác sỹ Lê Nam, diễn đàn phong bì bệnh viện cũng thu hút được không ít sự quan tâm của những người làm trong ngành y tế.
Bác sỹ Hoàng Mạnh Quân đã đưa ra cái nhìn của người trong cuộc về vấn đề này: “Tôi cũng đang làm ở một bệnh viện tuyến tỉnh, nhưng tôi thấy mọi người nói hay nghĩ về ngành y chúng tôi thật đau lòng.
Ở viện chúng tôi chỉ có một số khoa là có việc bác sỹ vòi vĩnh và có tệ nạn phong bì như khoa Ngoại, khoa Sản. Còn chúng tôi ở các khoa khác thỉnh thoảng bệnh nhân cho túi hoa quả cám ơn khi họ ra viện là vui lắm rồi.
Lương của tôi hiện giờ chưa được 2,5 triệu, một ca trực đêm là 35 ngàn, sáng ra đi ăn bát phở thì hết. Đấy là chưa kể chẳng may tai nạn nghề nghiệp bị mắc các bênh lây truyền như HIV hay bệnh nhân tử vong mình có thể phải đi tù”.
Bộ Y tế cần mạnh tay và đột phá
"Từ trước tới nay đã có nhiều cuộc vận động như thế này rồi. Còn về y đức thì ai học trường y đều đã được quán triệt cả. Nhưng đâu lại vào đấy.
Theo tôi phong trào này vẫn chung chung, không có tính cách mạng và triệt để, không có tính bản chất. Không vòi phong bì mà vẫn có phong bì mới là lỗi của hệ thống. Giải pháp là giảm triệt để biên chế, nâng cao hiệu quả hệ thống, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, tạo cách mạng về tiền lương (chẳng hạn bác sỹ từ 3000$ trở lên, y tá từ 700$ trở lên). Sau đó thì việc nhận phong bì cấm hoàn toàn.
Thử hỏi các bệnh viện công có làm được điều này không? Có lẽ động lực sẽ đến từ các tập đoàn tư nhân có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực y tế, tạo ra môi trường cạnh trạnh mạnh về thu hút chất xám, thu hút bệnh nhân lúc đó mới mong xóa được tình trạng phong bì được", bạn đọc Lason.
"Theo tôi quy tắc ứng xử của y, bác sĩ không nên thí điểm mà phải thực hiện ngay ở các bệnh viện từ TW đến địa phương. Rất mong ngành y tế sớm thực hiện quy tắc này để dân nghèo bớt khổ", bạn đọc Trần Việt cho biết.
Theo bạn đọc này, thì việc triển khai ở 5 bệnh viện như kế hoạch của công đoàn ngành Y tế sẽ không thấm tháp vào đâu và "không cần thí điểm vì bệnh viện nào từ tuyến tỉnh trở lên cũng rơi vào tình trạng yếu kém về y đức".
Bạn đọc đều đồng tính kiến nghị Bộ Y tế cần đưa ra biện pháp mạnh tay hơn, quyết liệt hơn. Nếu như bị phát hiện việc nhận phòng bì, bác sỹ, y tá đó bị buộc thôi việc thì chắc chẳng ai dám nhận! (có rất nhiều cách để phát hiện như để người dân tố cáo, thanh tra của bộ đi "vi hành", các bệnh viện kểm tra chéo nhau.
Ngọc Anh (Tổng hợp)