- Hiện tại, tôi và con trai (sinh ngày 21/03/2011) có hộ khẩu tại Bến Tre. Chồng tôi hộ khẩu tại Đồng Nai.
TIN BÀI KHÁC
Do bất đồng quan điểm sống, chồng tôi đã bỏ mẹ con tôi đi ra ngoài sống từ tháng 3/2013. Tôi có đăng ký tạm trú ở Quận 7, TP.HCM. Chồng tôi đang sống ở quận 8 nhưng tôi không biết có đăng ký tạm trú không, chồng tôi đang làm bảo vệ chính thức tại PGD của ngân hàng tại quận 11 từ 2007.
Vậy tôi muốn nộp đơn đơn phương ly dị ở đâu? Con tôi từ nhỏ được tôi nuôi và chăm sóc, chồng tôi tính rất ham vui, nhưng hiếu thắng, không quan tâm gì đến con, con khóc là chửi rủa, nhục mạ tôi. Tôi đang có công ty bất động sản riêng, công việc ổn định. Vậy tôi có quyền nuôi con sau khi li hôn không?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Nơi nộp đơn ly hôn.
Theo điểm a, khoản 1, Điều 33 BLTTDS (sửa đổi, bổ sung 2011) nêu rõ Tòa án nhân dân cấp quận/huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS.
Căn cứ khoản 1, Điều 35 BLTTDS (sửa đổi, bổ sung 2011) thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
Đồng thời, theo quy định của Điều 52 Bộ luật dân sự 2005, thì
“1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại Toà án nhân dân quận nơi chồng bạn cư trú hoặc làm việc cụ thể là Tòa án nhân dân Quận 8, TP.Hồ Chí Minh nơi chồng bạn cư trú hoặc nếu bạn không xác định được nơi cư trú của chồng thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi chồng bạn đang làm việc.
Thứ hai Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ Khoản 2 , Điều 92, Luật HN&GĐ quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”
Căn cứ điểm d – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ: “d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần”
Như vậy, Vợ chồng anh chị có thể thỏa thuận với nhau để anh là người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc cháu. Trường hợp vợ chồng anh không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì chị có thể yêu cầu Tòa án cho chị là người được trực tiếp nuôi con bằng cách đưa ra các chứng cứ chứng minh với Tòa chị có điều kiện tốt hơn chồng về mọi mặt để để nuôi con phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần như: chị là người trực tiếp chăm sóc cháu từ nhỏ, lại có công ty BĐS riêng trong khi chồng chỉ là nhân viên bảo vệ, tính ham vui, háo thắng, không quan tâm gì đến con….
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội