Sáng 22/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức tổ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương…
Sau hội nghị đầu tiên về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được tổ chức thành công vào tuần trước (ngày 15/4), thì đây là hội nghị thứ 2 về phát triển vùng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.
Hội nghị nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vùng cực Nam của Tổ quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết quan trọng này.
Hiện nay, về địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh, nước ta chia thành 6 vùng, bao gồm: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên. Vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức mang tính đặc thù riêng. Để phát huy được tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và cả nước, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, sát hợp, phù hợp với từng vùng; khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp với những nguyên tắc chung cơ bản của kinh tế thị trường là thống nhất và bình đẳng.
Chính vì vậy, Bộ Chính trị các khóa trước cũng đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng và giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình hành động và các cơ chế, chính sách phù hợp với từng thời kỳ để đưa Nghị quyết vào cuộc sống; coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi vùng và cả nước.
Trong các vùng nêu trên, vùng ĐBSCL-vùng đất 'chín Rồng" thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40.600 km2; dân số khoảng 17,5 triệu người, chiếm gần 18% dân số cả nước.
ĐBSCL là vùng cực Nam của Tổ quốc - một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước...
Muốn tăng liên kết vùng để phục hồi, phát triển phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, cục bộ, ngắn hạn, chủ nghĩa địa phương để phát huy tiềm năng lợi thế theo nguyên tắc “cùng thắng, cùng phát triển”.
Ngày 22/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng.
"Những gì những doanh nghiệp tư nhân, FDI chưa làm được, chưa có điều kiện để làm hoặc những nơi khó khăn thì doanh nghiệp nhà nước phải xốc vác, tiên phong", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.
Thủ tướng đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, "trách nhiệm với Việt Nam, yêu Việt Nam và hiểu Việt Nam", nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phục hồi nhanh, phát triển bền vững trong bối cảnh "bình thường mới".