- Theo Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa, VN từng là 1 trong rất hiếm nước có đường sắt hiện đại, nhưng sau 100 năm thì đường sắt kém dần đi, đến nay thành lạc hậu.

Thảo luận về dự thảo luật Đường sắt (sửa đổi) sáng nay tại QH, ĐB Nguyễn Văn Chương (TP.HCM) nhận xét, không ai nghi ngờ tính ưu việt của vận tải đường sắt vì sự an toàn cao, giá thành vận tải rẻ, góp phần giảm giá thành lưu thông hàng hoá.

{keywords}

ĐB Nguyễn Văn Chương

Theo ông, vận tải đường sắt là vận tải hạng nặng, cũng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của quốc phòng. Với lợi thế trải dài, đường sắt sẽ giúp triển khai thế trận trên khắp cả nước, các vùng miền một cách linh hoạt, tập trung sức mạnh và phân tán lực lượng khi cần, điều này hết sức cần thiết trong tác chiến, bảo vệ bờ biển.

"Trong những thập kỷ tới, thách thức trên Biển Đông rất lớn, tác động trực tiếp đến khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Có hệ thống đường sắt hiện đại sẽ góp phần xây dựng kinh tế quốc phòng nói chung và khu vực phòng thủ trên biển đảo nói riêng", ĐB Chương nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chương, vốn đầu tư cho ngành trong những năm sắp tới nếu giống giai đoạn 2011-2015 thì tương lai ngành đường sắt chưa có gì sáng sủa, vẫn sẽ là lạc hậu, xuống cấp và mất năng lực cạnh tranh.

“Nhìn ra các nước, chỉ có Chính phủ là người đầu tư chính cho kết cấu hạ tầng đường sắt. Hiếm nhà đầu tư nào bỏ vốn lớn đầu tư cho ngành kinh tế chậm thu lợi như ngành này. Vì vậy, nếu muốn nhà đầu tư thì phải có những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho họ. Không có lợi thì trải thảm đỏ mời họ cũng không vào", ông Chương nói

Ông kiến nghị Chính phủ cần tìm nguồn vốn tăng đầu tư cho ngành đường sắt.

Cùng vấn đề trên, ĐB Đặng Hoàng Tuấn (Long An) chỉ ra, thời gian qua việc bố trí vốn cho đường sắt không lớn, chiếm khoảng 2,45% tổng mức đầu tư của ngành giao thông, chủ yếu cho bảo trì, sửa chữa đường sắt.

Theo ông, để phát triển ngành đường sắt, cần thiết phải quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư xây dựng đường sắt trong tổng mức đầu tư công cho ngành GTVT.

Phát biểu tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa chỉ rõ, thực tế ngành đường sắt thời gian qua được quan tâm rất ít.

{keywords}

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa

“Với một ngành đường sắt hơn 100 tuổi, từ khi có hệ thống đường sắt, chúng ta là một trong rất hiếm nước có hệ thống hiện đại như vậy. Nhưng sau 100 năm, đường sắt cứ kém dần đi, cho đến hiện nay thực sự rất lạc hậu”, Bộ trưởng Nghĩa nói.

Theo ông Trương Quang Nghĩa, giai đoạn 2011-2015, đầu tư cho ngành đường sắt rất hạn chế với khoảng 3,18% trong cơ cấu đầu tư cho ngành giao thông, trong khi đó đường bộ là 88,89%.

Bộ trưởng cho biết thêm, từ sau kỳ họp thứ 2, Bộ GTVT cùng UB KHCN&MT của Quốc hội đã tổ chức 6 cuộc hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, đã tổ chức 4-5 đoàn đi các địa phương và một đoàn đi Trung Quốc để tham khảo kinh nghiệm.

Đường sắt VN bắt tay với 'ông lớn' để thoát nghèo

Đường sắt VN bắt tay với 'ông lớn' để thoát nghèo

Để vực dậy ngành đường sắt ra khỏi thời kỳ khủng hoảng, Tổng Công ty Đường sắt VN đã bắt tay với “ông lớn” Tân Cảng Sài Gòn.

Bộ trưởng GTVT: Đường sắt 200km/h cần 40 tỉ đô

Bộ trưởng GTVT: Đường sắt 200km/h cần 40 tỉ đô

Bộ trưởng GTVT cho biết, nếu mọi việc suôn sẻ, phải nhiệm kỳ sau mới có thể bắt tay làm đường sắt tốc độ cao và cần ít nhất 40 tỉ đô.

Chủ tịch Đường sắt: Giảm giá vé tàu, cạnh tranh với máy bay

Chủ tịch Đường sắt: Giảm giá vé tàu, cạnh tranh với máy bay

Tổng công ty Đường sắt sẽ bán vé linh hoạt, thậm chí bán trước 6 tháng, giảm giá để cạnh tranh với hàng không và đường bộ.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông rỉ sét: Chủ đầu tư nói gì?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông rỉ sét: Chủ đầu tư nói gì?

Sau khi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (Bộ Xây dựng) công bố tình trạng Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông bị rỉ sét, có vết nứt; tối 29/5, Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) đã lên tiếng xung quanh nội dung này.

Tổng thầu Trung Quốc: Đường sắt trên cao chậm do thiếu tiền

Tổng thầu Trung Quốc: Đường sắt trên cao chậm do thiếu tiền

Các hạng mục hoàn thành dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang bị chậm tiến độ được tổng thầu Trung Quốc thừa nhận là do thiếu vốn.

Hương Quỳnh