Việt Nam có thêm hai tỷ phú được Forbes công nhận, ký kết hiệp định CPTPP và rất nhiều nữ doanh nhân dây dấu ấn trong tuần qua. Nữ nhân viên văn phòng 8X bỏ việc trở thành "bà trùm" vàng đỏ Việt Nam, trong khi ái nữa 9X được bố điều lên làm sếp DN 4.000 tỷ.
Hai tỷ phú mới của Việt Nam
Sau ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Việt Nam có thêm hai tỷ phú mới theo danh sách của Forbes công bố. Ông Trần Đình Long có khối tài sản 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.756 trên thế giới. Trong khi đó, tài sản của ông Trần Bá Dương ước tính khoảng 1,8 tỷ USD, đứng thứ 1.339.
Ông Trần Đình Long sở hữu hơn 381 triệu cổ phiếu HPG, trị giá hơn 24 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD). HPG được xem là một cổ phiếu trụ cột trên TTCK Việt Nam.
Trong khi đó, ông Trần Bá Dương được xem là một tỷ phú USD thực thụ, đang sở hữu tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng. Cổ phiếu Thaco chưa niêm yết nhưng trên trên thị trường tự do (OTC) tiếp tục đứng ở mức cao, khoảng 150.000-180.000 đồng/cp.
Hai tỷ phú mới của Việt Nam |
Chính thức ký kết CPTPP
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - “phiên bản mới” của TPP chính thức được 11 nước ký kết tại Chile hôm 8/3, sau khi tưởng chừng đã đổ vỡ do Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP vào đầu 2017.
Nỗ lực của 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đã chứng minh một điều: hợp tác - kết nối là điều không thể trì hoãn trong một thế giới ngày càng phẳng. Chủ nghĩa bảo hộ cực đoan dù đang nổi lên từng ngày cũng không thể cưỡng lại xu thế đó.
Với việc Mỹ không có mặt trong CPTPP, lợi ích của Việt Nam có thể ít đi so với TPP trước đó. Nhưng nhìn chung, các ngành như dệt may, da giày và sử dụng nhiều lao động của Việt Nam vẫn được lợi. Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế giao thương với các nước thành viên hiệp định.
Một khảo sát trên 1.150 doanh nghiệp, do HSBC thực hiện, cho thấy, khoảng 2/3 (63%) các DN tại Việt Nam tin rằng CPTPP sẽ có tầm ảnh hưởng tích cực lên hoạt động kinh doanh của họ; gần một nửa (46%) kỳ vọng những lợi ích tích cực từ hiệp định.
Cường đôla thăng hoa
Đầu năm 2017, QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất nhì trên thị trường chứng khoán. Tuy vào đầu 2018, cổ phiếu QCG có chiều hướng đi xuống nhưng với kết quả tích cực của năm qua dường như DN Cường Đôla đang đến thời trở lại. Vị doanh nhân trẻ cũng đang dẫn đầu đoàn siêu xe cùng Đàm Thu Trang lên Sapa chơi.
Cường đô la và dàn xe siêu sang |
Mặc dù vậy, năm 2017, Quốc Cường Gia Lai có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với năm trước đó nhờ khoản thu tài chính bất thường. Tuy nhiên, đây là năm thứ 7 liên tiếp QCG không đạt kế hoạch đặt ra
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường rút khỏi ghế nóng
Theo thông tin từ Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group), bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã không còn giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.
Trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường là doanh nhân nổi tiếng, người được biết đến như một bà đỡ cho các khu công nghiệp ở miền Bắc cũng như là một chuyên gia về thu hút đầu tư nước ngoài.
Sinh năm 1970, bà Hường được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất giới đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản. Bà đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT VID Group từ lúc tập đoàn này mới thành lập, khi bà 36 tuổi.
Bà Hường rời ghế nóng sau ồn ào cách đây không lâu (Ảnh:Zing) |
Ocean Group lại thay Tổng giám đốc
Từ "sự cố" ông Hà Văn Thắm đến nay, "ghế nóng" của Ocean Group đã liên tục biến động. Ocean Group thông báo Nghị quyết HĐQT thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Hữu Tâm chỉ sau 5 tháng bổ nhiệm.
Ông Tâm được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ocean Group hồi đầu tháng 10 năm 2017 sau khi chức danh này bị bỏ trống kể từ ngày ông Lê Huy Giang bị miễn nhiệm chức danh này vào 14/6/2017 để giữ chức vụ thấp hơn tại công ty là chức danh Phó Tổng giám đốc.
Đây không phải là lần đầu tiên OGC thay tướng thời hậu Hà Văn Thắm. Việc OGC liên tục thay tướng cũng cho thấy một thực tế rất khó khăn với Công ty.
Ngân hàng thay ‘tướng’ giữa đường
Ngân hàng TMCP Nam Á là đơn vị mới nhất quyết định thay “tướng” khi năm tài chính 2018 vẫn đang ở quý đầu sau khi bà Lương Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc NamABank, xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân để thực hiện công việc mới. Ông Trần Ngọc Tâm được bổ nhiệm Quyền tổng giám đốc kể từ ngày 5/3.
Trước NamABank, KienLongBank cũng đã có quyết định bổ nhiệm bà Trần Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc lên giữ chức vụ Quyền tổng giám đốc thay ông Võ Văn Châu chuyển sang làm Phó chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022.
Đầu tháng 2 vừa qua, ông Nguyễn Cảnh Vinh cũng đã bất ngờ thôi làm Tổng giám đốc tại SeABank chỉ sau chưa đầy 5 tháng ngồi trên chiếc “ghế nóng” này.
Bà trùm vàng đỏ |
Bà trùm 'vàng đỏ' Việt Nam
Bà Vũ Thanh Hòa (sinh năm 1982) đang làm chủ một doanh nghiệp phân phối nhụy hoa nghệ tây, một loại “vàng đỏ”.
Từ kinh doanh thời trang sau đó được tặng nghệ tây để dùng thử, chị đã quyết định tìm hiểu mặt hàng này để đưa về Việt Nam bán với mong muốn đem mặt hàng tốt nhất về cho dân Việt dùng.Chị phải bay sang tận Iran, tới tận vùng sản xuất để tìm hiểu.
Hiện chị có hơn 30 đại lý, với lượng hàng bán ra mỗi tháng lên tới 4.000-5.000 sản phẩm, trở thành trùm phân phối “vàng đỏ” lớn nhất Việt Nam. Các khách hàng cũng phản ứng khá tốt và ngày càng nhiều khách tìm đến hơn.
Bảo Anh (Tổng hợp)