- “Việc VASS không căn cứ vào bản kết thúc điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an TP Nha Trang để thực hiện bồi thường là điều rất không hợp lý, thể hiện thái độ thoái thác trách nhiệm bảo hiểm”, trong đơn của Công ty CP Giải trí di động gửi Báo VietNamNet thể hiện.

TIN BÀI KHÁC:


Công ty CP Giải trí di động ký hợp đồng bảo hiểm vật chất xe Audi Q5 với BKS 51A-231.35 với Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS), tuy nhiên khi xe xảy ra tai nạn lại không được bồi thường.

Trước đó, ngày 16/11/2012, xe mang BKS 51A-231.35 bị tai nạn giao thông tại đại lộ Nguyễn Tất Thành, đoạn thuộc thôn Phước Hạ, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang. Nguyên nhân vụ tai nạn được cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an TP Nha Trang đã nêu: “Khi đến địa chỉ trên do đoạn đường trời mưa nước băng qua đường, đoạn đường trơn trượt điều khiển xe không được đã tông vào dải phân cách giữa đường”.

Tuy nhiên, VASS đã không bồi thường bảo hiểm với lý do phần tổn thất vật chất xe không thuộc phạm vi bảo hiểm của VASS do xe ô tô BKS 51A-231.25 chạy quá tốc độ (120km/h) trên 20% theo quy định của pháp luật.

Đơn thư gửi đến báo VietNamNet
VASS xác định tốc độ của xe 51A-231.25 dựa vào hình ảnh hiện trường chỉ số kim đồng hồ chỉ báo tốc độ 120km khi xe bị tai nạn. Việc tiếp xúc, khám nghiệm hiện trường của VASS không có sự chứng kiến của cơ quan chức năng có thẩm quyền, do đó không đảm bảo tính khách quan.

Như vậy, xe 51A-231.25 của công ty tôi được hưởng bảo hiểm vật chất xe, VASS phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

“Việc VASS không căn cứ vào bản kết thúc điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Công an TP Nha Trang để thực hiện bồi thường là điều rất không hợp lý, thể hiện thái độ thoái thác trách nhiệm bảo hiểm”, trong đơn của Công ty CP Giải trí di động gửi Báo VietNamNet thể hiện.

Sau khi nhận được thông tin phản ánh của chủ xe 51A-231.25 chúng tôi đã liên hệ với VASS và được phúc đáp như sau:

Sau khi xem xét toàn diện hồ sơ, VASS xác định xe 51A-231.25 đã chạy quá tốc độ cho phép đến 50% nên đã thuộc điểm loại trừ bảo hiểm theo quy định tại quy tắc bảo hiểm, vì vậy không thuộc trách nhiệm bồi thường của VASS.

VASS xác định tốc độ của xe tại thời điểm xảy ra tai nạn là hoàn toàn khách quan và đủ cơ sở căn cứ vào biên bản giám định hiện trường có sự chứng kiến của khách hàng, biên bản giám định hiện trường của cơ quan công an (ghi nhận tình trạng đồng hồ tốc độ sau tai nạn nguyên vẹn) và nguyên lý hoạt động của đồng hồ tốc độ được khẳng định bởi Phân viện Khoa học hình sự tại TP.HCM – cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM- Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật) nếu chỉ dựa vào kết luận chủ quan của đơn vị bảo hiểm mà không dựa vào kết luận điều tra nguyên nhân của cơ quan cảnh sát điều tra và ý kiến của chủ xe cơ giới để xác định có bồi thường hay không là sai.

Vì thế, ông Lê Hoàng Gia - Giám đốc Công ty Cổ phần Giải trí Di Động đã căn cứ vào Điều 16 Quy tắc Bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới của VASS để yêu cầu VASS phải có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.

Thế nhưng, VASS lại từ chối bồi thường vì cho rằng lái xe đã chạy quá tốc độ cho phép của pháp luật - chạy quá tốc độ (120km/h) trên 20% - theo Khoản 8 Điều 11 Quy tắc Bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới của VASS đưa ra: “VASS không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau: 8. … Chạy quá tốc độ trên 20% theo quy định của pháp luật”. Cụ thể, VASS xác định tốc độ của xe 51A-231.25 dựa vào hình ảnh hiện trường chỉ số kim đồng hồ chỉ báo tốc độ 120km khi xe bị tai nạn.

Như vậy, sự việc cho thấy rõ ràng rằng giữa chủ xe cơ giới và VASS đã không thống nhất với nhau về nguyên nhân của vụ tai nạn. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm “Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên” và theo tinh thần của Khoản 2 Điều 9 Quy tắc Bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới của VASS thì nếu các bên không thống nhất được nguyên nhân tai nạn, các bên cần thỏa thuận chọn cơ quan giám định độc lập khác, kết luận của cơ quan giám định này có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Đức Toàn