- Đọc bài “Bơm tiền 'khủng khiếp: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút”, nhiều bạn đọc đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC;


Bơm 300.000 tỷ, nhưng còn được bao nhiêu trong lưu thông?

Lo ngại của email trankhoan123@gmail.com: “300ngàn tỷ (tương đương 15 tỷ USD), nhà nước lấy từ nguồn nào? Phải chăng nhà nước in tiền cung cho các ngân hàng để mua lượng USD và vàng trong dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu? Nếu vậy có thể hiểu bản chất của chính sách độc quyền vàng miếng và chống Dollas hóa thị trường là gì?”

Email Thuyensaula@yahoo.com.vn: “Việc NHNN bơm 300.000 tỷ vào thị trường, đó là : NHNN đã mua vào ngoại tệ 180.000 tỷ coi như hoán chuyển từ lưu hành ngoại tệ sang VND (là quá tốt). Lượng tiền trong lưu thông không thay đổi. - 60.000 tỷ phục vụ Nông nghiệp Nông thôn và 30.000 tỷ cứu trợ thanh khoản nhưng NHNN phát hành trái phiếu 90.000 tỷ thu lại ngay thì còn bao nhiêu trong lưu thông?”

Email hduychem@yahoo.com cho rằng: “Mấy ngân hàng và các doanh nghiệp, cứ lỗ là được NHNN in thêm tiền bơm cho. Làm thế là vi phạm quy luật thị trường rồi còn gì. 300.000 tỷ đồng chẳng qua chỉ là chuyển từ tay phải sang tay trái thôi mà, có ra đến bên ngoài không?”

Bạn Phạm Ngọc Anh, email pham250170@gmai.com.vn nêu ý kiến: “Nhà nước cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế, nhưng người hưởng lợi là ai trong toàn xã hội? Số đông người lao động không có tiền về quê nghỉ tết, không có nhà để ở, không thể gửi con ở trường để đi làm, không được chữa bệnh khi ốm đau… Tiền của xã hội không nên phung phí cho những người không biết làm kinh tế, không biết kinh doanh, không biết nghĩ về cộng đồng. Những người tham lam chỉ biết bỏ lợi nhuận vào túi mình, khó khăn thì kêu toáng lên. Nếu cứu những người tham lam đó chỉ phí nguồn lực ít ỏi của xã hội.”

Theo bạn đọc lấy tên ‘nông dân’ thì: “Ngân hàng bơm tiền in mới vào thị trường làm khó khăn thêm cho người dân lao động, rút bớt miếng cơm đang còm cõi đạm bạc của người lao động vì giá tăng, vì không có việc làm nên không có thu nhập nên không có tiền để mua hàng hoá. Thế là cho phép ngân hàng có thêm lợi nhuận để tăng lương và để thưởng chứ đâu có phải vì hỗ trợ doanh nghiệp, vì thúc đẩy sản xuất?”

Bạn Long Binh, email haynho55@yahoo.com than thở: “Tín hiệu từ thị trường vẫn rất ảm đạm. Tôi thấy hoạch định chính sách kinh tế thế này vẫn không ổn. Công ty tôi cũng đang cực kỳ khó khăn. Nhanh kẻo muộn.”

Cần xem lại chính sách tiền tệ, mới mong phục hồi lại nền kinh tế?

Ý kiến của bạn Nguyễn Ngọc Trung, email trung.nguynngc46@gmail.com: “Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút? Hỏi như vậy chắc trả lời không khó. Chỉ có vấn đề là, thời đại kinh tế tri thức mà quản lý vĩ mô xem ra vẫn theo cách… nông dân quá.”

Bạn Phạn Thanh Bình, email ptbinhcom@gmail.com cũng có ý kiến tương tự: “Nông dân cầm cố nhà cửa, đất đai vay ngân hàng, vay tiền từ các nguồn....rồi dùng tiền ấy mua cây giống, máy nông cụ, con giống...để sản xuất. Nhưng họ không thể biết là họ sẽ lời hay lỗ. Một cơn bão, một thị trường thu mua phập phù cũng biến nông dân thành con nợ. Quản lý nhà nước đáng lẽ phải biết rõ tiêu đồng tiền thuế của dân như thế nào cho dân được lợi. Nhưng, những nhà quản lý chúng ta không khác gì… bác nông dân, cứ bỏ tiền ra, bơm tiền cứ chi, cứ tiêu cho thoải mái. Kết quả thì phó mặc cho… ông trời.”

Email noilualenem_305@yahoo.com cho biết chuyện vay- trả ngân hàng của nông dân: “Đến kỳ vay ngân hàng quê tôi vay mỗi gia đình được vài 2-3 triệu. Số tiền này chẳng để đầu tư vào sản xuất (mà có đầu tư vô sản xuất cũng không đủ), nên đa số vay ngân hàng về để trả nợ. Hết rồi lại vay đâu đó, chờ sang năm lại vay ngân hàng về trả.”

Đề xuất của email ngh8@gmail.com.vn: “Muốn lượng vốn này đến được tay doanh nghiệp vừa, nhỏ và hộ kinh doanh tốt, cần giám sát chặt chẽ các ngân hàng và các ngân hàng cũng phải quản lý tốt nhân viên. Nếu không người vay sẽ bị gây khó dễ trong quá trình thoả thuận. Các nhân viên này thường cắt nóng của khách hàng từ 5% đến 10%, nếu không là sẽ bị xếp vào dạng không đủ điều kiện vay vốn.”

Bạn Hoang Minh, email danhgiavongtoc1208@yahoo.com tỏ ra ‘thông cảm’: “Ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, phải đảm bảo tiền của người dân gửi. Cho nên cũng không thể đòi hỏi ngân hàng hạ chuẩn cho vay với khách hàng được. Tại thời điểm này, các chủ ngân hàng là người lo lắng nhất vì rất nhiều rủi ro gặp phải. Tôi thấy ngân hàng bây giờ như ngồi trên đống lửa.”

Phân tích của bạn Bùi Huy Tuấn, email buihuytuan@ccf.vn: “Theo tôi việc bơm một khối lượng tiền khổng lồ ra mà ít tác động đến thị trường là bằng chứng thể hiện rõ nhất việc thắt chặt tiền tệ quá mức của NHNN, đã làm cho nền kinh tế thiếu phương tiện thanh toán trầm trọng, 300 000 tỷ mới chỉ bù đắp được một phần của sự thiếu hụt phương tiện thanh toán. Do thiếu hụt phương tiện thanh toán đã đẩy nền kinh tế đi vào suy thoái, ngân sách thất thu, doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng, bất ổn xã hội gia tăng…NHNN cần sớm xem lại chính sách tiền tệ, mới mong phục hồi lại nền kinh tế.”

Ban Bạn đọc