Trong xã hội ta, người tử tế đại trà như “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng cuộc sống nào cũng phải mưu sinh. Cho nên có những việc tử tế đi đôi với người tử tế rất khó khăn, đầy gian nan cám dỗ, đấu tranh cam go giữa cái thiện và cái bất lương.

Người lương thiện với người tử tế thực ra là một, tương tự như cụm từ “con nhà lành” với “con nhà tử tế” thực ra là một.

Thí dụ, những người lao công-quét rác trên đường phố, hay làm vệ sinh tại các cơ quan, công sở đều là những người lao động lương thiện-tử tế. Và công việc làm của họ là công việc lương thiện-tử tế.

Suy rộng ra toàn xã hội tốt đẹp của chúng ta, có vô vàn người lương thiện-tử tế và việc tử tế. Hay nói cách khác: Người tử tế, việc tử tế đang phổ biến, đại trà như “chuyện thường ngày ở huyện”.

Nhưng cuộc sống nào cũng phải mưu sinh. Cho nên có những việc tử tế đi đôi với người tử tế rất khó khăn, đầy cám dỗ, đầy gian nan nguy hiểm, đấu tranh cam go giữa cái thiện và cái bất lương.

Như nhiều ngành nghề khác, Cảnh sát giao thông (CSGT) “đứng đường” để giám sát, hướng dẫn giao thông, đồng thời thổi còi-xử người vi phạm Luật Giao thông đường bộ, cũng đầy cám dỗ. Trên thực tế đang có không ít người lái xe sẵn sàng đút lót tiền cho CSGT (để được bỏ qua lỗi vi phạm). Nếu CSGT nào mềm lòng nhận tiền của người lái xe, thì CSGT ấy đâu còn là người lương thiện-tử tế (kể cả hành vi nhận tiền đã bị, hay chưa bị phát hiện).

{keywords}

Trên thực tế đang có không ít người lái xe sẵn sàng đút lót tiền cho CSGT để được bỏ qua lỗi vi phạm. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Hoặc nghề làm báo cũng vậy. Có mảng đề tài phóng sự điều tra chống “nhóm lợi ích”-tham nhũng tiêu cực, chạy chức, mù quáng mê tín dị đoan, lừa đảo… cũng đầy nguy hiểm. Đã có một số nhà báo bị kẻ ác hành hung, khiến số ít nhà báo phải bỏ nghề. Song số nhiều nhà báo đã rất dũng cảm.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ lâu và vẫn duy trì cho đến  nay chuyên mục: “Việc tử tế”, trong đó có “người tử tế” trên một cơ quan truyền hình cấp trung ương; khiến người viết tò mò, quan tâm xem việc tử tế cụ thể là việc gì? Người tử tế là ai?

“Té ra”, có một cơ sở tập trung các cháu “ba không”: Không cha mẹ, không giấy tờ khai sinh và không biết chữ vào đấy để dạy chữ, giáo dục-là một việc tử tế.

Hoặc người tử tế là một ông già từ khi về hưu với đồng lương eo hẹp, nhà ở gần một trường học, chuyên chữa xe đạp không lấy tiền các cháu học sinh. Hoặc một cựu chiến binh suốt 30 năm qua đi sưu tầm, trưng bày, cất giữ tại nhà những chiếc ba lô, mũ cối, tăng-võng, bi đông, xà cột… của Bộ đội được cấp phát-trang bị từ thời chiến tranh, để cho các thế hệ sau, cùng các cháu học sinh đến thăm quan, góp phần vào việc học tập, giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ…

Như vậy, việc làm của một cơ sở tập trung dạy dỗ các cháu “ba không” nêu trên, ở mức đáng trân trọng, cao hơn việc làm tử tế của các trường học phổ thông bình thường. Bởi vì các trường học phổ thông hiện nay chỉ tiếp nhận-cho nhập học đối với những con em có giấy khai sinh. Và việc làm này của họ (trong chuyện tiếp nhận học sinh) cũng đang là một việc tử tế đấy chứ. Đã có ai dám phản đối các trường không tiếp nhận học sinh không có giấy khai sinh? Hoặc cho rằng họ tuyển sinh như thế-không tử tế…

Còn ông già về hưu chuyên chữa xe đạp không lấy tiền học sinh và người cựu chiến binh suốt 30 năm sưu tầm, dành diện tích nhà ở của mình để trưng bày, cất giữ ba lô, mũ cối… cũng trên mức người tử tế.

Vì không phải ai trong vô vàn người lương thiện-người tử tế chúng ta cũng làm được như họ. Mà bình thường mọi người chỉ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để hàng tháng lĩnh đủ tiền lương. Một số người có thu nhập kha khá thì đi làm từ thiện…

Trở lại chuyện một cơ sở tập trung các cháu “ba không”, ông già chữa xe đạp và người cựu chiến binh (nêu trên), rất đáng tuyên dương, khen thưởng. Do đó người viết cho rằng những việc tử tế, trong đó có số người tử tế mà kênh thông tin tuyên truyền hiện nay đang phát sóng, đều trên mức tử tế; đồng nghĩa với việc trên mức tử tế và người trên mức tử tế đang bị đánh tụt hạng (xuống tử tế).

Nguyễn Thành Lập, kỹ sư, cựu sỹ quan công an                    

-------------

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

* Mất vốn văn hóa, đất nước loay hoay phát triển
* Người Việt thiếu bao dung, ưa cấu kết
* Máu làm quan hơn máu làm ăn
* Người người nói về thăng quan, giành chức
* Đầy hận thù trong những ngôi nhà vương giả
* Nghìn tỉ xây chùa liệu có mua được sự tử tế
* Con người và sự tử tế
* Năm mới bàn chuyện sống tử tế