- Vừa đi học về, Sùng Thị Dợ (11 tuổi), học sinh lớp 6A, trường THCS Mường Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lại lao ngay vào bếp để nấu cơm cho 5 người em và cháu ăn trong căn lều lụp xụp.

Các tin BÀI KHÁC

“Bố ơi bao giờ con chết!”

Người phụ nữ tật nguyền đói cơm thèm thuốc

Bán rau dại có đủ tiền chữa ung thư cho con?

Một quân nhân tâm thần không được hưởng chế độ

Xin hãy giúp anh Vang được tiếp tục sống!

Mẹ già 84 tuổi ngủ hành lang chăm con gái bệnh tim

Chỉ mới 11 tuổi, nhưng Dơ già dặn hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, ở cái tuổi như em để lo được cho bản thân mình còn khó. Thế mà Dợ đã thay được công việc làm “mẹ” để nuôi thêm 3 em ruột của mình và 2 cháu nhỏ (con của anh chị) ăn học.

{keywords}
5 đứa trẻ mà Dợ đang nuôi nấng
Gặp chị em Dợ trong căn lều lụp xụp, vẻ mặt già giặn của Dợ không thể che lấp được sự hồn nhiên của cô bé khi chúng tôi hỏi: Trưa nay mấy chị em ăn gì? Tỏ ra ngượng ngùng, Dợ bảo: Tuần trước về nhà mẹ lấy cho ít cá khô, vẫn còn, rau thì lên rừng lấy.

Nhà Dợ cách trường gần chục cây số, em sinh ra trong một gia đình nghèo, lại có tới 9 người con. Dợ là con thứ 5, cũng là người đầu tiên của gia đình được đến lớp. Mấy anh chị đầu của Dợ đã có gia đình riêng, nhưng cuộc sống khó khăn. Các con của anh chị xuống trường học đều một tay Dợ lo hết.

6 miệng ăn, nhưng mỗi lần về nhà Dợ chỉ lấy được khoảng vài kg gạo, ít cá khô. Chị em ăn chắt bóp chỉ được vài ngày là hết lượng thực. “Có những hôm hết gạo nấu cơm, mấy đứa nhỏ chạy “sơ tản” sang các lều, lán của các anh chị khác xin cơm ăn cho đỡ đói. Còn em lại lên rừng tìm cái gì đó về nấu”, Dợ tâm sự.

Kể chuyện với chúng tôi chưa dứt lời, thằng Sùng A Phưng (4 tuổi) đi chơi nghịch ở đâu về từ đầu xuống chân nhem nhuốc đất. Dợ lại phải bỏ mọi câu chuyện chạy ra bế em xuống suối tắm cho nó. Xong việc, Dợ cười hiền nói: “Ngày nào em cũng phải làm vậy hết. Có hôm đang ăn cơm, đứa la đau bụng, đứa buồn đi ị em lại phải bỏ bát dẫn chúng đi”.

{keywords}
Học về Dợ không được nghỉ ngơi đã phải chăm lo cho các em, các cháu
Tôi hỏi, như vậy có vất vả lắm không? Dợ trả lời: Trông nom bọn chúng không đã khó rồi, hàng ngày Dợ vừa đi học, vừa lo cơm nước, chăm các em… nhiều lúc phát ốm nhưng vẫn phải gượng dậy.

Thương con, nhiều lần bố mẹ Dợ đã khuyên em nghỉ học về nhà. Nhưng rồi cái ước mơ con chữ nên Dợ không đồng ý. Dợ bảo, em muốn học thật giỏi để sau này lấy kiến thức dạy lại cho các em các cháu của mình. Và em muốn trở thành cô giáo dạy cho trẻ em nghèo như mình.

Được phân một suất vào nhà bán trú để ở, nhưng Dợ xin thầy cô ra ngoài dựng lều lán để tiện chăm sóc các em, cháu của mình. “Nhà trường tạo điệu kiện cho em, em rất cảm ơn. Nhưng em ở trong đó các em của em sẽ sống thế nào vì cả 5 đứa mới học mẫu giáo”, Dợ cho biết.

Thầy Nguyễn Văn Hà, Hiệu phó Trường THCS Mường Lý cho biết, hoàn cảnh của em Dợ rất đáng thương. Chỉ là một đứa trẻ, để lo việc học cho bản thân đã khó, em còn chăm lo cho 5 đứa em và cháu như một người trưởng thành.

{keywords}.
Dợ đang đọc chữ cái để các em đọc theo
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng Dợ rất ham học. Ngoài thời gian chăm sóc em, cháu Dợ chỉ vùi đầu vào sách vở. Tranh thủ thời gian rỗi em lại lên rừng lấy củi, lấy rau rừng về nấu.

Hiện Dợ đang là lớp trưởng của lớp 6A. Theo thầy Hà, Dợ là người học rất khá, nhất là môn toán và tiếng anh. Tuy vất vả hơn các bạn cùng lớp nhưng em rất tích cực tham gia trong các hoạt động xã hội của nhà trường.

Mới đây, em Dợ cũng là người duy nhất của trường được nhận học bổng “Để em không phải bỏ học” với số tiền hơn 2 triệu đồng.

Số tiền này Dợ đã nhờ thầy giáo Chủ nhiệm Hoàng Trọng An cất giữ để mỗi tuần thiếu tiền ăn, tiền sách vở… em lại lên nhờ thầy rút ra một ít. “Em phải gửi thầy giáo mới có thể giữ được tiền. Vì nếu em mang về đưa cho bố, bố sẽ mua rượu uống hết”, em Dợ tâm sự.

Lê Anh
MỌI SỰ ỦNG HỘ XIN GỬI VỀ:
1.Gửi trực tiếp: Sùng Thị Dợ (11 tuổi), học sinh lớp 6A, trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa.
2, Qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ em Sùng Thị Dợ ở Thanh Hóa )
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122

3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn