Mặc dù không có mặt lãnh đạo Trung Quốc như mọi năm, không có thử hạt nhân nhưng Triều Tiên đã khiến các nước khác phải dõi nhìn khi họ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn nhất lịch sử, phô diễn binh lực và vũ khí lớn ngày hôm qua (15/4).

Đáng chú ý là bên cạnh những tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và một phiên bản khác phóng từ mặt đất lần đầu tiên xuất hiện, còn có hai chiếc hộp lớn cỡ tương đương hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn hơn bất cứ loại tên lửa nào Triều Tiên từng sản xuất. 

{keywords}

Tên lửa đạn đạo mới, có thể là tên lửa liên lục địa lần đầu được Bình Nhưỡng công khai.

Nếu Triều Tiên sở hữu tên lửa ICBM, họ có khả năng tấn công đến các mục tiêu bên trong lãnh thổ Mỹ và châu Âu, trong khi các tên lửa tầm ngắn có khả năng đe dọa các nước trong khu vực châu Á. Hiện, người ta không biết loại tên lửa nào đựng bên trong đó. Việc loại tên ICBM mới nào nằm trong hai chiếc hộp trên có ý nghĩa rất quan trọng bởi những tên lửa này nhiều khả năng sẽ sử dụng nhiên liệu rắn, loại nhiên liệu có thể di chuyển nhanh hơn và dễ dàng thoát khỏi “tầm nhìn” của các máy quét vệ tinh hơn so với loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. Và kích cỡ lớn của chúng đồng nghĩa với việc chúng có thể là loại tên lửa tầm xa.

Rõ ràng Triều Tiên muốn gửi một thông điệp tới thế giới rằng họ có khả năng đáp trả quân sự. Cách họ vận chuyển tên lửa này trong cuộc duyệt binh (bằng đường ray xích) cho thấy nó có thể được di chuyển dễ dàng, và như vậy có thể được giấu rất dễ. Các loại tên lửa trước đây được vận chuyển bằng bánh xe lăn có thể gây ảnh hưởng đến tên lửa trong quá trình di chuyển.

Phản ứng của Tổng thống Trump

Trong khi cả thế giới đang lo ngại Triều Tiên sẽ thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Il-sung thì Tổng thống Mỹ đã dành thời gian về khu nghỉ dưỡng sang trọng của mình ở Mar-a-Lago. 

Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Trump đương đầu với một sự cố toàn cầu từ cung điện ven biển yên ả và sang trọng của mình. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đầu năm nay, Triều Tiên cũng đã phóng tên lửa đạn đạo, khiến một cuộc họp chiến lược giữa hai nhà lãnh đạo tại sân trong của Mar-a-Lago bị ngắt quãng. 

Trở về Mar-a-Lago lần này, ông đi một mình trên chiếc Air Force One trong khi các trợ lý của ông đang nghỉ cuối tuần ở Washington. Có lẽ dù ngả lưng ngắm cảnh tại Nam Florida, ông Trump cũng đang căng đầu vì một Triều Tiên “cứng rắn”. 

Thời gian gần đây, ông đã nói rất mạnh khả năng tấn công Triều Tiên. Nhưng hôm 13/4 vừa qua, ông thừa nhận, không chắc liệu quyết định ném “mẹ của các loại bom” xuống một sào huyệt của IS tại Afghanistan có truyền đi thông điệp thể hiện quyết tâm của Mỹ đối với Triều Tiên hay không. Rất may đến giờ này, mọi chuyện dường như vẫn êm ả

Trung Quốc đã làm nhiệm vụ của mình?

Lần đầu tiên, Chính phủ Trung Quốc đã nghiêm khắc với Triều Tiên khi đe dọa Bình Nhưỡng về một sự đáp trả “mạnh chưa từng thấy” nếu chính phủ của ông Kim Jong-un tiến hành thêm một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc thử hạt nhân.

{keywords}

John Schilling, kỹ sư hàng không vũ trụ, chuyên nghiên cứu về tên lửa Triều Tiên nhận định, tên lửa mới có thể là KN-14. Tên lửa này có tầm bắn lý thuyết khoảng từ 8.000-12.000 km, đủ khả năng tấn công nước Mỹ. Ảnh: KCTV.

Trong một bài xã luận đăng trên từ Thời báo hoàn cầu ngày 12/4, Bình Nhưỡng đã bị lưu ý rằng họ cần kiềm chế các tham vọng hạt nhân, nếu không, các chuyến tàu chở dầu của Trung Quốc đến Triều tiên sẽ bị “giới hạn nghiêm ngặt”. Chuyện Trung Quốc đưa ra lời đe dọa này rất khác thường.

Hơn một thập kỷ qua, như một phần trong chiến lược của họ nhằm chống lưng cho một trong các đồng minh, Trung Quốc luôn không để cho Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết dù chỉ là cân nhắc cắt giảm dầu nhập khẩu vào Triều Tiên. Tính toán của Bắc Kinh là việc duy trì chế độ Triều Tiên phải được ưu tiên hơn tất thảy mọi việc. Giờ đây, Bắc Kinh dường như đang cân nhắc lại quan điểm của mình.

Chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra những tuyên bố rõ ràng như vậy về vấn đề Triều Tiên. 

Sau cuộc gặp với ông Trump, ông Tập đã gọi điện và tuyên bố rằng Trung Quốc muốn giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình. 
Để chứng tỏ mình sẵn sàng đối thoại, ông Trump tuyên bố nếu Trung Quốc giải quyết vấn đề Triều Tiên, Mỹ sẽ tính đến các lợi ích của Trung Quốc trong thương mại Mỹ – Trung.

Tất nhiên, còn nhiều nhân tố khác khiến Bắc kinh nghĩ lại. Thời báo hoàn cầu nhắc tới những sức ép mà “xã hội Trung Quốc” đặt ra cho chính sách của Bắc Kinh. Nhưng rõ ràng những tuyên bố từ Bắc Kinh cho thấy sự không thể đoán trước của ông Trump đã có thể là một tài sản để thương lượng với Trung Quốc và tính hiếu chiến của ông có thể được sử dụng một cách có chủ ý. Nói cách khác, chiến lược “gây sức ép tối đa” của Trump đã phát huy tác dụng.

Chỉ là tạm dừng?

{keywords}

Trong năm nay, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa 4 lần, lần gần nhất là ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bình Nhưỡng cho tới nay cũng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân, trong đó, hai vụ diễn ra trong năm 2016. Vụ thử gần đây nhất vào tháng 10/2016 được cho là có sức công phá mạnh nhất. Ảnh: Reuters

Mặc dù không có cuộc thử hạt nhân nào như quan ngại tại cuộc duyệt binh hoành tráng, nhưng Choe Ryong Ha - nhân vật số 2 của Triều Tiên, cũng là một phụ tá thân cận với ông Kim – đã một lần nữa cảnh báo: “Nếu Mỹ có những khiêu khích khinh suất chống lại chúng ta, sức mạnh cách mạng của chúng ta lập tức sẽ chống lại bằng một cuộc tấn công hủy diệt, chúng ta sẽ đáp lại một cuộc tấn công tổng lực bằng một cuộc tấn công tổng lực, và đáp lại cuộc tấn công hạt nhân bằng một cuộc chiến tranh hạt nhân theo cách của chúng ta”.

Trong năm nay, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa 4 lần, lần gần nhất là ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bình Nhưỡng cho tới nay cũng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân, trong đó, hai vụ diễn ra trong năm 2016. Vụ thử gần đây nhất vào tháng 10/2016 được cho là có sức công phá mạnh nhất.  

Hẳn đây chưa phải là hồi kết của ván cờ./.

Thảo Linh