Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) gồm 5 chương, 33 điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với CSCĐ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về trang bị của CSCĐ, theo luật, Nhà nước ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho các hoạt động của CSCĐ.

CSCĐ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

ĐBQH bấm nút thông qua luật CSCĐ.

CSCĐ sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ: Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức; Giải tán các vụ tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự; Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.

CSCĐ tuần tra, kiểm soát khu vực, tuyến, địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng. Hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ quy định của pháp luật, phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

CSCĐ được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp: Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho CSCĐ để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Ảnh: Phạm Hải

CSCĐ cũng có quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng; Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở để chống khủng bố, giải cứu con tin

Theo luật, việc CSCĐ vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố. 

Trường hợp vào trụ sở của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của pháp luật về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Trường hợp vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trần Thường

Đề nghị nêu rõ trang bị tàu bay, tàu thuyền loại gì cho cảnh sát cơ động

Đề nghị nêu rõ trang bị tàu bay, tàu thuyền loại gì cho cảnh sát cơ động

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung nội dung về nguyên tắc trang bị, hoạt động tàu bay và tàu thuyền cho lực lượng cảnh sát cơ động, bảo đảm tàu bay trang bị phục vụ đúng cho mục đích, tránh lãng phí.
Bổ nhiệm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Bổ nhiệm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Đại tá Lê Ngọc Châu, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương được điều động giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K02).

Đề xuất 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động

Đề xuất 7 quyền hạn của cảnh sát cơ động

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, chiều 21/10, Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).