- Gia cảnh nghèo khó, nhưng vì muốn có những cuốn sách viết bằng tiếng Dao để thế hệ sau đọc, anh Xuân quyết định hành trình đạp xe vượt hơn 2.000km.

Câu chuyện về hành trình tìm dấu chân Bác của chàng trai Triệu Tài Xuân ( SN 1988), trú tại thôn Cao Sơn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) khiến cư dân mạng cảm phục.

Hành trình vượt cả hai nghìn km của anh Xuân bằng xe đạp, chỉ với 132 nghìn đồng trong túi.

{keywords}
Anh Xuân cùng chiếc xe đạp trong cuộc hành trình 

Phải làm gì đó mới xứng là con cháu Bác Hồ

Anh chia sẻ về lí do ấp ủ cuộc hành trình này cách đây 7 năm. Năm 2011, anh có nghe một chương trình kỉ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Nghe kể tường tận về cuộc hành trình của Người, nên bản thân ngưỡng mộ nghĩ phải làm điều gì đó cho đồng bào người Dao của mình mới xứng đáng là con cháu Bác Hồ. 

Kể từ đó, anh Xuân bắt đầu học chữ Dao, học đối đáp bằng tiếng Dao, học làm thơ tiếng Dao.

Đến năm 2017, nghĩ rằng cần phải có một tác phẩm viết bằng tiếng Dao nói về Bác, cụ thể nói về một phần hành trình gian nan của Người - anh bắt đầu vạch ra ý tưởng đi bộ từ Lào Cai (nhà anh) đến bến cảng nhà Rồng.

“Tôi muốn đi một đoạn đường của người để thấy được hành trình của Bác Hồ trước kia là gian nan đến nhường nào. Rồi sau đó trở về mình viết thành sách tiếng Dao, nói về cuộc hành trình mà mình đã trải qua, con đường, cảnh vật… Để giúp giới trẻ người Dao hiểu được rằng, Bác Hồ của chúng ta từng rất khổ cực để thế hệ ngày nay được hưởng thụ như bây giờ” - anh Xuân bày tỏ.

Đầu năm 2018, mọi thứ gần như đã hoàn thành, có điều tiền không có nhiều nhưng tôi xin phép bố mẹ để được… trải nghiệm.

Sau khi chuẩn bị một số vật dụng để phục vụ cuộc hành trình thì trong túi anh Xuân gần như rỗng. Tuy nhiên, bản thân vẫn nung nấu thử sức, thử khó khăn với cuộc hành trình hơn 2.000km "theo dấu chân Bác".

Ông Triệu Tài Phúc (SN 1960, bố Xuân) cho biết, lúc đầu gia đình không ủng hộ cuộc hành trình của con trai. Bởi đường quá xa, lo con đói, khát, lo gặp người xấu, tuy nhiên vì tôn trọng mong muốn của con nên gia đình đồng ý.

“Lúc con lên đường, vợ chồng tôi vét hết trong túi mới được 1,2 triệu đồng đưa cho nó đi đường. Sau gia đình cùng bạn nó khuyên "Nên đi xe đạp vừa có thể chiêm nghiệm để viết sách, vẫn có thể đi được nhanh hơn vào những đoạn đường bằng hoặc xuống dốc. Và nó đồng ý” - ông Phúc nói.

Sau đó, Xuân cùng bạn xuống huyện mua chiếc xe đạp giá 1,6 triệu đồng. Tiền mua xe đạp vượt ngưỡng tiền Xuân có. Không còn cách nào khác, Xuân kể về mục đích cuộc hành trình,  chị chủ quán chấp nhận và cho Xuân cho nợ 200 nghìn đồng.

Anh Xuân cho hay, bản thân lúc lên đường trong túi chỉ còn 32 nghìn thôi. Sau đó một người bạn cho thêm 100 nghìn nữa và "tôi đã vượt hơn 2.000 km"...

Cuộc hành trình 29 ngày đêm

Anh Xuân kể, ngày đầu tiên của cuộc hành trình anh xin ở nhờ tại nhà của một trưởng thôn thuộc xã Phúc Lợi,  huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái). Qua trò chuyện thì được biết trưởng thôn cũng là người Dao. Biết về mục đích của mình, anh Xuân được trưởng thôn hỗ trợ về nơi ăn, chỗ ở qua đêm.

{keywords}
Bà Bàn Thị Kiều (SN 1961, mẹ anh Xuân) nói về con trai.

"Trong cuộc hành trình, những ngày đầu đạp xe đạp giữa thời tiết nắng cháy da là những ngày cực khổ nhất. Có thời điểm phải ở nhờ nhà người dân đến 2 ngày 2 đêm mới có thể di chuyển tiếp'' - anh Xuân nhớ lại. 

Bà Bàn Thị Kiều (SN 1961, mẹ Xuân) kể về con trai: “Chưa bao giờ nó đi xa đến thế, lâu đến thế nên gia đình rất lo. Những ngày đầu, tôi làm việc trên nương, trên rẫy nghĩ đến nó mà nước mắt cứ rơi - nhưng đó là lựa chọn của con nên thi thoảng tôi cũng gọi điện động viên”.

Anh Xuân kể, trong cuộc hành trình, anh nhớ nhất lần gặp một người bạn người Dao Thanh Y ở huyện Chư Jút (tỉnh Đăk Nông). ''Người này lúc đầu thấy lạ nên hỏi dò, sau đó ôm chầm lấy tôi khóc vì nể tinh thần của một người con dân tộc thiểu số''.

Lúc tiếp tục lên đường, anh đã được vợ chồng họ chuẩn bị sữa, bánh mì và ''tiếp tế'' cho tôi 50 nghìn nữa. Suốt quãng đường đạp xe ấy,  tôi vẫn nhận được điện thoại động viên....

Suốt chặng đường dài, anh Xuân vẫn nhớ những người giúp vặn từng con ốc xe đạp mỗi lần xe hỏng, hay như người bán hàng nước mời uống cốc nước miễn phí, cho xin nước đi đường miễn phí, người cho sách để đọc mỗi khi buồn.

Theo anh Xuân, cuộc hành trình 29 ngày tìm đến bến cảng nhà Rồng - nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước với anh là một trải nghiệm đắt giá, đầy khó khăn. Nhưng lại chính là những tư liệu chân thực để anh viết cuốn sách tiếng Dao về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Bộ đĩa hát con gái nuôi gửi tặng Bác Hồ

Bộ đĩa hát con gái nuôi gửi tặng Bác Hồ

Nữ nhà báo Pháp Madeleine Riffaud, con nuôi của Bác, đã gửi tặng Người bộ 6 đĩa hát của nghệ sĩ nổi tiếng Maurice Chevalier.

Tướng Vịnh nói về quan hệ đặc biệt của cha với Bác Hồ

Tướng Vịnh nói về quan hệ đặc biệt của cha với Bác Hồ

Mỗi lần gặp Bác Hồ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều đút bao thuốc của Bác vào túi rất “tự nhiên” rồi về khoe với mọi người.

Theo Bác Hồ về nước kháng chiến

Theo Bác Hồ về nước kháng chiến

Sau khi Hội nghị Fontainebleau thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với phía Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946 nhằm kéo dài hòa bình. 

Chuyện Bác Hồ kéo lưới ở Sầm Sơn

Chuyện Bác Hồ kéo lưới ở Sầm Sơn

Ngàn vạn ngư dân ấy, nhất là những con tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ, là những cột mốc sống chủ quyền.

Bác Hồ và 'dự án' đúc tượng dang dở 46 năm trước

Bác Hồ và 'dự án' đúc tượng dang dở 46 năm trước

Báo Hà Nội mới ra ngày chủ nhật 11/1/1969, đưa tin và đăng ảnh HTX cơ khí Trúc Sơn, Ngũ Xá, Ba Đình, đúc thành công tượng đồng Bác Hồ nặng 70 kg. Đọc báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết được tin này và không hài lòng.

Gia Phan